Phương pháp quản lý bệnh hại tổng hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nấm Bipolaris oryzae hại hạt giống lúa thu thập tại một số tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung Việt Nam (Trang 45 - 46)

- Bảo quản: quá trình bảo quản hạt giống cũng là giai đoạn mà nấm bệnh có

2.3.2.4. Phương pháp quản lý bệnh hại tổng hợp

Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (2001) thì:

- Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng: làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng

sau mỗi vụ gieo trồng có thể diệt được các nguồn dịch hại như các loại bào tử, hạch nấm gây bệnh cho hạt và cây non. Nguyên lý tác động của biện pháp vệ sinh đồng ruộng và xử lý đất và tàn dư cây trồng sau vụ thu hoạch là cắt đứt được vòng chu chuyển của nấm bệnh từ vụ này sang vụ khác và hạn chế nguồn bệnh tích lũy, lây

- Luân canh: luân canh cây trồng chính với các cây trồng khác không phải là

ký chủ một số nấm bệnh chính nhằm tránh được nguồn dịch hại tích lũy từ vụ này sang vụ khác.

- Thời vụ gieo trồng thích hợp: thời vụ gieo trồng thích hợp đảm bảo cho cây

trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đạt được năng suất cao, tránh được rủi ro về thời tiết. Việc xác định thời vụ thích hợp còn phải dựa vào đặc điểm phát sinh gây hại của các loài nấm bệnh quan trọng, đảm bảo tránh được các đợt cao điểm của dịch bệnh gây ra.

- Sử dụng hạt giống khỏe, giống chống chịu bệnh: hạt giống khỏe, sạch bệnh giúp cho cây phát triển thuận lợi. Sử dụng giống chống chịu giảm sử dụng thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh; giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ được thiên địch; giữ được cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.

- Gieo trồng với mật độ hợp lý: mật độ và kỹ thuật gieo trồng phụ thuộc vào

giống, thời vụ, đất và dinh dưỡng, khả năng thâm canh của các hộ nông dân. Mật độ quá dầy hoặc quá thưa đều ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của sâu, bệnh, cỏ dại.

- Bón phân: nấm bệnh gây hại chủ yếu trên ruông lúa xấu, thiếu dinh dưỡng

và các giai đoạn sinh trưởng mà cây lúa bị khủng hoảng dinh dưỡng. Nấm bệnh gây hại ở các bộ phận già hay thiếu dinh dưỡng, ở thời kỳ cuối mạ và lúa bị hạn, trên các lá già, giai đoạn cuối khi mạ chuẩn bị nhổ cấy, trên lá già sau đẻ nhánh, trên vỏ hạt bông lúa non lúc trỗ và đòng non khiến bông lúa bị lép. Mức độ thâm canh càng cao bệnh càng ít gây hại, giống lúa dài ngày càng dễ bị bệnh vì có nhiều giai đoạn sinh trưởng thiếu dinh dưỡng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nấm Bipolaris oryzae hại hạt giống lúa thu thập tại một số tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung Việt Nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)