Phòng bệnh thông qua chế biến hạt giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nấm Bipolaris oryzae hại hạt giống lúa thu thập tại một số tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung Việt Nam (Trang 117 - 120)

- Bảo quản: quá trình bảo quản hạt giống cũng là giai đoạn mà nấm bệnh có

4.4.1.2.Phòng bệnh thông qua chế biến hạt giống

21 JQ753707 C.miyabeanus Ấn độ Bố mẹ lúa lai 2012 22 JQ753706 C miyabeanus Ấn độ Lúa (giống Nuadhusra)

4.4.1.2.Phòng bệnh thông qua chế biến hạt giống

a, Phơi, sấy hạt giống

Độ ẩm là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với một lô hạt giống, độ ẩm cao sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hạt giống do trong quá trình lưu trữ hạt hô hấp gây hiện tượng bốc nóng tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển trong đó có nấm

B. oryzae. Để tìm hiểu quá trình phơi sấy ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt nhiễm nấm

B. oryzae như thế nào, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm trên năm giống lúa IR 353-66, Bắc thơm số 7, BC15, Q5, Nếp N87.

Các mẫu hạt giống được thu từ ruộng ban đầu có triệu chứng bệnh, kiểm tra tỷ lệ hạt nhiễm nấm B. oryzae ngay tại thời điểm còn tươi. Chia các mẫu hạt giống thành 2 phần: một phần phơi khô dưới nắng tới độ ẩm còn từ 11,5 đến 12,5%; một phần sấy khô theo quy trình quạt cho ráo vỏ từ 2 đến 3 giờ, sấy ở nhiệt độ 380C,

400C, 420C mỗi ngưỡng 3 giờ, tăng nhiệt độ sấy lên 500C trong 2 giờ, để giảm nhiệt tự nhiên trong lò sấy. Kiểm tra tỷ lệ hạt nhiễm nấm của các mẫu hạt ngay khi đạt được độ ẩm thử nghiệm.

Bảng 4.35. Ảnh hưởng của quá trình phơi, sấy

tới tỷ lệ hạt nhiễm nấm B. oryzae

Chỉ tiêu theo dõi Tỷ lệ hạt nhiễm nấm (%)

(Phương pháp) IR 353-66 Bắc thơm 7 BC 15 Q5 Nếp N87

Trước phơi sấy 42,5 12,5 16,5 1,5 5,0

Sau phơi 42,0 12,0 16,0 1,5 5,0

Sau sấy 22 1.5 6.5 0 0

Quá trình sấy đã làm giảm tỷ lệ hạt nhiễm nấm B. oryzae rõ rệt. Các mẫu hạt giống có tỷ lệ hạt nhiễm nấm B. oryzae thấp, sau khi sấy hạt nhiễm nấm không còn. Các mẫu hạt giống có tỷ lệ hạt nhiễm nấm B. oryzae cao, sau khi sấy tỷ lệ này giảm khoảng 10 đến 20% (bảng 4.35, hình 4.18).

Ảnh hưởng của quá trình phơi sấy đến tỷ lệ hạt nhiễm nấm

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 2 3 4 5 Giống lúa % % hạt nhiễm nấm trước phơi sấy % hạt nhiễm nấm sau sấy % hạt nhiễm nấm sau phơi 1. IR 353-66 2. Bắc thơm 7 3. BC 15 4. Q5 5. Nếp N87

Hình 4.18. Ảnh hưởng của quá trình phơi sấy đến tỷ lệ hạt mang nấm B. oryzae

So sánh hiệu quả của hai phương pháp phơi và sấy hạt giống trong việc làm giảm tỷ lệ hạt nhiễm nấm B. oryzae cho thấy phương pháp sấy hạt có hiệu quả cao hơn phương pháp phơi hạt. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Shoemaker (1959), theo ông nhiệt độ chết của bào tử nấm từ 50 đến 510C, trong quy trình sấy

có giai đoạn tăng nhiệt độ sấy lên 500C trong 2 giờ là nhiệt độ chết của bào tử nên đã làm giảm tỷ lệ hạt nhiễm nấm. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả điều tra tỷ lệ hạt nhiễm nấm ở cấp chất lượng hạt giống khác nhau, các lô hạt giống được sản xuất chế biến bởi các công ty (siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận) thường được sấy trong quá trình chế biến nên có tỷ lệ hạt nhiễm nấm thấp hơn các lô hạt giống được hong phơi dưới trời nắng. Như vậy quy trình sấy hạt giống (quạt cho ráo vỏ từ 2 đến 3 giờ, sấy ở nhiệt độ 380C, 400C, 420C mỗi ngưỡng 3 giờ, tăng nhiệt độ sấy lên 500C trong 2 giờ, để giảm nhiệt tự nhiên trong lò sấy) đã tận dụng được nhiệt trong quá trình làm khô hạt giống để tiêu diệt nấm bệnh, cần nhân rộng trong các đơn vị sản xuất hạt giống.

b, Làm sạch hạt giống

Độ sạch cũng là một chỉ tiêu quan trọng đối với một lô hạt giống, có ý nghĩa về kinh tế và chất lượng. Độ sạch của hạt giống lúa hiện nay được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý theo Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam bao gồm QCVN 01-54:2011/ BNNPTNT (hạt giống lúa thuần), QCVN 01-50:2011/ BNNPTNT (hạt giống lúa lai ba dòng), QCVN 01-51:2011/ BNNPTNT (hạt giống lúa lai hai dòng), theo đó các cấp giống yêu cầu có độ sạch phải đạt thấp nhất là 98%. Về ý nghĩa kinh tế, độ sạch thấp thì tỷ lệ tạp chất sẽ cao, giá trị của hạt giống bị giảm. Về ý nghĩa chất lượng, tỷ lệ tạp chất cao có nghĩa là các thành phần như hạt lép lửng, tàn dư cây trồng có thể chứa vi sinh vật gây hại trong đó có nấm

B.oryzae cao dẫn tới khả năng làm tăng tỷ lệ hạt nhiễm nấm.

Để nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình làm sạch tới tỷ lệ hạt nhiễm nấm B. oryzae, chúng tôi đã tiến hành đánh giá tỷ lệ hạt nhiễm nấm tại 5 mức độ sạch khác nhau với 5 giống lúa có tỷ lệ hạt nhiễm nấm từ thấp đến cao.

Bảng 4.36. Ảnh hưởng của quá trình làm sạch

tới tỷ lệ hạt nhiễm nấm B. oryzae

Chỉ tiêu theo dõi Tỷ lệ hạt nhiễm nấm (%)

(Độ sạch %) IR 353-66 BC 15 Bắc thơm 7 Q5 Nếp N87 100 42,5 16,5 12,5 1,5 5,0 99,5 43,5 17,0 13,0 2,5 5,5 99,0 44,5 18,5 13,5 3,0 6,0 98,5 45,5 19,5 13,5 4,0 6,5 98,0 46,0 20,0 14,0 5,5 7,5

Khi độ sạch giảm, lượng hạt lép lửng tăng lên thì tỷ lệ hạt nhiễm nấm tăng lên, trung bình khi độ sạch giảm 0,5 % thì tỷ lệ hạt nhiễm nấm tăng 0,5 đến 1% (bảng 4.36). Như vậy có thể thấy quá trình chế biến hạt giống có ảnh hưởng tới chất lượng lô hạt giống. Điều này rất có ý nghĩa trong quá trình chế biến hạt giống, nếu quản lý tốt quá trình này thì chất lượng hạt giống sẽ được nâng lên, hạn chế sự truyền bệnh qua hạt và hạn chế được bệnh gây hại trên đồng ruộng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nấm Bipolaris oryzae hại hạt giống lúa thu thập tại một số tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung Việt Nam (Trang 117 - 120)