Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thực, trách nhiệm của ngƣời dân trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 91 - 95)

ngƣời dân trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Trên thực tế, hiệu quả của công tác đấu tranh phòng ngừa vi phạm hành chính bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Tuy nhiên, hiện nay việc phổ biến, tuyên truyền mới chủ yếu được tổ chức cho lực lượng có thẩm quyền xử phạt chứ chưa đến người dân. Do đó, ý thức pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa được tốt, khi các vi phạm hành chính bị phát hiện, xử lý, rất nhiều đối tượng không những không nhận thức được hành vi vi phạm của mình là vi phạm hành chính mà còn gây sự, thách thức với người thi hành công vụ.

Để nâng cao ý thức pháp luật của người dân về xử lý vi phạm hành chính, Nhà nước cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa tới hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dực pháp luật. Hoạt động này cần được thực hiện thường xuyên và kết hợp thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, như tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, phát tờ rơi, phát động cuộc thi tìm hiểu pháp luật… Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu, đầu tư xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng, vùng miền, khu vực sinh sống.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, biện pháp cơ bản và quan trọng nhất đó là cần hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực điện lực. Đồng thời, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Tăng cường số lượng và chất lượng cho lực lượng xử phạt vi phạm hành chính về điện lực; tăng cường sự phối hợp trong phát hiện và xử phạt vi phạm của các cơ quan, tổ chức hữu quan và phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.

KẾT LUẬN

Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực những năm gần đây có xu hướng ngày càng tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi. Đối tượng vi phạm bao gồm cả cá nhân và tổ chức, cả tổ chức sử dụng điện và cả tổ chức hoạt động điện lực. Để kịp thời ngăn chặn, hạn chế những thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các cá nhân, tổ chức, góp phần giữ vững ổn định an ninh cung cấp điện đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực nói riêng hoàn thiện, thống nhất và đồng bộ. Các quy định trong Pháp lệnh xử ý vi phạm hành chính 2002 còn thiếu hoặc chung chung, có quy định chưa rõ ràng, không phù hợp. Việc ban hành văn bản để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai thực hiện pháp lệnh. Mặt khác nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hoá Pháp lệnh vẫn thể hiện sự thiếu đồng bộ, không ít các hướng dẫn chưa cụ thể, chồng chéo, mâu thuẫn.

Hơn nữa, từ thực tiễn hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực đã chỉ ra những bất cập giữa quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng. Xuất phát từ những lý do trên việc hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.

Với mong muốn góp phần hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo đảm an ninh cung cấp điện, tác giả luận văn đã tập trung nghiên cứu ba nội dung cơ bản:

Thứ nhất, trình bày một số vấn đề lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực như: Phân tích lý giải xây dựng các khái niệm "vi phạm hành chính", " vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực", "xử lý vi phạm hành chính" và "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực"

góp phần nâng cao lý luận nhận thức về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.

Thứ hai, đánh giá một cách toàn diện thực trạng quy định và thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực. Những kết lụân rút ra từ thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực còn là căn cứ thực tiễn xác đáng để hình thành phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.

Thứ ba, trên cơ sở tính đến sự đồng bộ với các văn bản pháp luật khác có liên quan, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực như thường xuyên tiến hành tổng kết thực tiễn; rà soát các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực; sửa đổi, bổ sung nội dung cụ thể của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực. Đây là những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.

Như vậy, những kết quả nghiên cứu của luận văn của luận văn đã đóng góp tích cực cho việc hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực./.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 91 - 95)