cá nhân hoặc tổ chức. Tuy nhiên, trong hình sự thì chủ thể thực hiện tội phạm chỉ có thể là cá nhân. Trường hợp đông người cùng thực hiện một tộ phạm thì từng người sẽ bị truy cứu về tội phạm đó với tình tiết tăng nặng là thực hiện tội phạm có tổ chức.
- Về mặt chủ quan:
Dấu hiệu cơ bản nhất trong mặt chủ quan để phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm là dấu hiệu lỗi. Lỗi thể hiện tính chống đối xã hội, chống đối pháp luật trong ý thức của người vi phạm. Do vậy, mức độ chống đối trong lỗi vi phạm hành chính cũng không cao bằng hình sự. Đa số lỗi trong vi phạm hành chính do thiếu thận trọng, vô tình hay cùng lắm là coi nhẹ những nghĩa vụ pháp lý.
Ngoài ra, trong hình sự, lỗi gắn liền với mục đích, động cơ của người vi phạm còn trong hành chính chỉ cần người vi phạm biết hoặc có thể biết tính chất sai trái của mình là đủ để xác định có vi phạm hành chính.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Như đã phân tích ở trên, vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật diễn ra phổ biến trong đời sống xã hội và có xu hướng ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc đấu tranh với các vi phạm hành chính luôn là vấn đề bức thiết, đòi hỏi Nhà nước phải có sự quan tâm thích đáng và có chính sách pháp luật cụ thể, rõ ràng để đối phó với thực trạng này, nhằm giữ vững ổn định trật tự quản lý nhà nước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cần phải coi xử lý vi phạm hành chính là hoạt động quan trọng, chủ yếu trong việc nâng cao hiệu quả phòng, chống vi phạm hành chính.
1.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính hành chính
Ở góc độ pháp lý, xử lý vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính là hai khái niệm hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên, trên thực tế, có không ít
người đã đánh đồng hai khái niệm này với nhau. Do vậy, ngoài việc phân tích khái niệm và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, luận văn còn phân tích khái niệm và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhằm phân biệt rõ hai khái niệm này.