ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 41 - 42)

Ðiện năng là một loại hàng hoá đặc biệt. Quá trình kinh doanh điện nãng bao gồm 3 khâu liên hoàn: Sản xuất - Truyền tải - Phân phối điện năng xảy ra đồng thời (ngay tức khắc), từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ không qua một khâu thương mại trung gian nào. Ðiện nãng được sản xuất ra khi đủ khả nãng tiêu thụ vì đặc điểm của hệ thống điện là ở bất kỳ thời điểm nào cũng có sự cân bằng giữa công suất phát ra và công suất tiêu thụ (không để tồn đọng).

Ngành điện hiện đang nằm trong xu thế đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia hoạt động điện lực cùng với nhu cầu về liên kết và hội nhập khu vực. Phương thức quản lý độc quyền nhà nước của hoạt động sản xuất kinh doanh điện hiện nay còn nhiều bất cập. Việc nghiên cứu đưa ra mô hình quản lý thị trường điện lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong đầu tư, phát triển, quản lý và vận hành hệ thống điện, đồng thời xem xét vấn đề giá điện và chất lượng dịch vụ điện cũng như huy động các nguồn tài chính mới cho nhu cầu phát triển điện lực là rất cần thiết và phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường.

Về nguồn điện, hiện tại, tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện bao gồm thủy điện, nhiệt điện, tuabin khí, diesel là 8.749 MW với công suất khả dụng 8.454 MW tập trung chủ yếu vào các nhà máy thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN), các nhà máy điện độc lập chỉ chiếm khoảng từ 3-5% tổng công suất.

Về lưới điện, EVN đã tập trung nhiều vào việc cải tạo nâng cấp hệ thống lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối bằng rất nhiều nguồn vốn khác nhau. Hiện tại, lưới điện truyền tải cao áp toàn quốc bao gồm (1531 km đường

dây, 2700 Trạm biến áp (TBA) 500KV; 3839 km đường dây, 8474 TBA 220KV; 7703 km đường dây, 11004 TBA 110KV) do 4 Công ty Truyền tải điện quản lý vận hành. Tuy nhiên, mặt kỹ thuật thì tính liên kết của hệ thống lưới điện truyền tải chưa cao, khi một phần tử bị sự cố sẽ ảnh hưởng chung tới toàn bộ hệ thống lưới điện. Đối với lưới điện phân phối, do 7 công ty điện lực trực thuộc EVN quản lý trực tiếp bán điện đến các hộ phụ tải.

Về mô hình quản lý sản xuất kinh doanh của EVN vẫn đang thực hiện theo mô hình Nhà nước độc quyền quản lý tất cả các khâu của quá trình: Sản xuất - Truyền tải - Phân phối điện năng. Giá bán điện cho từng loại khách hàng được tính trên cơ sở chi phí cận biên dài hạn và do Chính phủ quy định áp dụng thống nhất trong cả nước. Hoạt động kinh doanh điện năng hiện nay vẫn chưa tách bạch rõ ràng chức năng kinh doanh và hoạt động công ích của các công ty phân phối điện.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 41 - 42)