Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 59 - 60)

trong lĩnh vực điện lực

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 68/2010/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau: Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập; Khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng; Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; Ngừng cung cấp điện đối với cá nhân, tổ chức sử dụng điện; Các biện pháp cưỡng chế khác để tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Trong đó, biện pháp cưỡng chế Ngừng cung cấp điện đối với cá nhân, tổ chức sử dụng điện chưa được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung năm 2008 nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Đây là biện pháp dễ áp dụng và tác

động trực tiếp đến sinh hoạt, hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức cá nhân sử dụng điện. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc bị ngừng cung cấp điện nhiều khi còn gây ra thiệt hại kinh tế cho tổ chức, các nhân vi phạm lớn hơn gấp nhiều lần so với việc bị áp dụng hình thức phạt tiền. Tuy nhiên, việc tổ chức cưỡng chế bằng biện pháp ngừng cung cấp điện đối với cá nhân, tổ chức sử dụng điện trên thực tế lại là vấn đề đáng quan tâm. Bỡi lẽ, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn việc tổ chức thực hiện biện pháp cưỡng chế này.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)