Một số nội dung cần được sửa đổi, bổ sung trong nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 86 - 88)

của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Một là, tên gọi của nghị định.

Chúng tôi được biết, ngoài Nghị định số 68/2010/NĐ-CP, còn có một số nghị định khác của Chính Phủ quy định về xử phạt hành chính nhưng không lấy tên gọi là nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Lí do mà ban soạn thảo các văn bản này đưa ra đưa ra là căn cứ ban hành văn bản không chỉ dựa trên Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính mà còn dựa trên các luật chuyên ngành.

Theo chúng tôi, lí do này chưa thuyết phục và chưa giải thích đúng bản chất của văn bản được ban hành. Bởi lẽ, vi phạm pháp luật là một khái niệm mang tính lý luận chung. Khoa học pháp lý chia vi phạm pháp luật thành vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm pháp luật hành chính và vi phạm kỷ luật. Như vậy, trong hệ thống pháp luật thực định, không thể tồn tại một văn bản quy định về việc xử lý đối với vi phạm pháp luật chung chung mà không định tính nó là vi phạm pháp luật hình sự, dân sự, hành chính hay kỷ luật. Điều này có nghĩa là, một hành vi vi phạm trên thực tế nếu không phải là vi phạm pháp luật hình sự, dân sự hay kỷ luật thì chỉ có thể là vi phạm hành chính.

Do đó, cần thống nhất tên gọi các nghị định của Chính phủ quy định về hành vi vi phạm và hình thức xử phạt vi phạm hành chính là "Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính…" để bảo đảm tính thống nhất của

pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói riêng và tính thống nhất của hệ thống pháp luật nói chung. Vì hiện nay, ngoài Nghị định số 68/2010/NĐ-CP của Chính phủ có tên là "xử lý vi phạm pháp luật…" còn có Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ cũng có tên gọi là xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Từ đó, cũng cho thấy công tác thẩm định tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật trước khi ban hành cần được tiến hành kỹ càng, cẩn thận hơn.

Hai là, khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.

Cần quy định khái niệm "vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực" một cách rõ ràng, đầy đủ hơn nhằm hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về điện lực và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể có thẩm quyền trong việc áp dụng quy định pháp luật tiến hành xử phạt vi phạm hành chính về điện lực. Theo chúng tôi, có thể sử dụng khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực được xây dựng ở mục 1.1.2 của Luận văn. Việc chưa đưa ra một khái niệm chính xác và đầy đủ về vi phạm hành chính cũng là thiếu sót phổ biến trong các nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực cụ thể cần được khắc phục.

Ba là, căn cứ vào chiến lược phát triển ngành điện, trong giai đoạn tới, ngành điện sẽ đầu tư, phát triển một cách đồng bộ các yếu tố cấu thành của hệ thống điện quốc gia, bao gồm các trang thiết bị phát điện (nguồn điện), lưới điện và thiết bị phụ trợ để bảo đảm cung cấp đầy đủ điện năng với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Do đó, cần nghiên cứu bổ sung, tăng cường các quy định về xử phạt vi phạm về đầu tư phát triển điện lực và quy hoạch điện lực (vi phạm quy định về sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường đối với các nhà máy điện mới); xử phạt đối với hành vi không bảo đảm tiêu chuẩn về độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, bảo đảm chất lượng điện năng; xử phạt đối với hành vi điều chỉnh giá điện theo cơ chế

thị trường không đúng quy đinh; xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về xuất, nhập khẩu điện.

Bốn là, nên lược bỏ những quy định mang tính tuyên ngôn, hình thức hoặc không phù hợp với thực tế hoạt động điện lực như đã nêu và phân tích ở mục 2.3.3 chương 2 của luận văn.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)