Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 60 - 66)

phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Trước hết cần khẳng định, việc Chính phủ căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt cụ thể đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực cần thiết. Việc thi hành quy định xử phạt hành chính về điện lực trên thực tế đã có những hiệu quả nhất định trong công tác đấu tranh, phòng chống các vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, góp phần răn đe, phòng ngừa và hạn chế vi phạm, đưa hoạt động điện lực, sử dụng điện vào nề nếp.

Tuy nhiên, ở cả góc độ lý luận và thực tiễn thì pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực hiện hành còn tồn tại một số hạn chế cần phải được khắc phục.

- Định nghĩa về vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trong nghị định của Chính phủ chưa đầy đủ, chưa thể hiện được đặc điểm cơ bản của loại vi phạm này.

Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 68/2010/NĐ-CP quy định: Nghị định này quy định việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về điện lực mà không phải là tội phạm.

chính tại quy định Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Do đó, nó cũng có những hạn chế như khái niệm về vi phạm hành chính trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã được phân tích tại mục 1.1.1 của luận văn. Trong khi nếu đưa ra được một khái niệm đầy đủ về vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực thì không chỉ giải quyết được khiếm khuyết của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực. Do đó, cần thiết phải hoàn thiện khái niệm vi phạm hành chính về điện lực trong nghị định của Chính phủ.

- Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực chưa đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ

Về tên gọi, tên gọi của Nghị định số 68/2010/NĐ-CP là "Xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực" là chưa chính xác và chưa thống nhất với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Bởi lẽ, nội hàm của khái niệm vi phạm pháp luật và vi phạm hành chính không trùng nhau. Trong vi phạm pháp luật có vi phạm hành chính và vi phạm hành chính là một loại của vi phạm pháp luật. Điều này cho thấy, việc nội dung của văn bản quy định về hành vi vi phạm và hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó nhưng văn bản lại có tên gọi là xử phạt vi phạm pháp luật là chưa phù hợp. Do đó, cần thiết phải điều chỉnh lại để bảo đảm tính chính xác của quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, đồng thời bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật nói chung.

Về mức phạt tiền tối đa, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi có tổng công suất đặt các nhà máy điện lớn hơn 25% tổng công suất của toàn hệ thống điện của Đơn vị phát điện là phạt tiền đến 5% tổng doanh thu của năm tài chính trước năm có hành vi vi phạm (khoản 5 Điều 9 Nghị định số 68/2010/NĐ-CP). Điều này cho thấy trong trường hợp này mức phạt tiền tối

đa có thể vượt quá 40.000.000 đồng. Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 quy định mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực điện lực chỉ có 40.000.000 đồng.

Về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, tại điểm d Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 68/2010/NĐ-CP quy định ngừng cung cấp điện đối với cá nhân, tổ chức sử dụng điện là một biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Đây là biện pháp chưa được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

- Một số quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực chưa phù hợp với thực tế, tính khả thi không cao.

Một số quy định còn mang tính tuyên ngôn và thiếu thực tế. Chẳng hạn như quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi: Không thông báo cho bên bán điện biết trước năm (05) ngày làm việc khi có nhu cầu tạm ngừng sử dụng điện, trước mười lăm (15) ngày khi có nhu cầu chấm dứt hợp đồng mua bán điện đối với trường hợp mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt (Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 68/2010/NĐ-CP). Trên thực tế, không có cá nhân sử dụng điện sinh hoạt nào tạm ngừng hoặc ngừng sử dụng điện mà lại thông báo cho bên bán điện và cũng chả bao giờ tiến hành xử phạt đối với hành vi này. Theo chúng tôi, không cần thiết phải quy định xử phạt đối với hành vi đó. Bởi lẽ, hành vi không thông báo trong trường hợp này chả gây thiệt hại gì cho bên bán điện và cũng không xâm hại quy tắc quản lý nhà nước về hoạt động điện lực nào. Do đó, chỉ cần quy định trong văn bản chuyên ngành về điện trong trường hợp bên mua điện nhằm mục đích sinh hoạt ngừng sử dụng điện trong một thời gian nhất định thì bên bán điện có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng cung cấp điện.

Hay đối với quy định xử phạt đơn vị điện lực trong trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không đúng nội dung đã thông báo. Quy định

này xuất phát từ quy định trách nhiệm của đơn vị bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện trong trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp quy định tại Điều 7 Quyết định số 39/2005/QĐ-BCN ngày 23/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định về điều kiện, trình tự và thủ tục ngừng, giảm mức cung cấp điện. Thực ra, chỉ cần quy định xử phạt đối với hành vi ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện mà không thông báo theo quy định về trình tự, thủ tục ngừng cấp điện (điểm b khoản 4 Điều 13) là đủ. Vì đặc thù của hệ thống điện nước ta là thường xuyên thiếu điện, đặc biệt là về mùa khô, hệ thống đường dây và trạm điện cũng có chất lượng không cao, do đó, trong quá trình vận hành việc phải ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện do sự cố dẫn đến việc ngừng, giảm mức cung cấp điện trong khoảng thời gian không trùng với thời gian đã thông báo là khó tránh khỏi. Như vậy, việc

ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không đúng nội dung đã thông báo chủ yếu là do các yếu tố khách quan. Trên thực tế, hiện tượng ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không đúng nội dung đã thông báo xảy ra rất nhiều nhưng cũng chưa tiến hành xử phạt đơn vị bán điện nào về hành vi này.

Một số qui định chưa phù hợp với thực tế, gây cản trở cho hoạt động điện lực. Chẳng hạn quy định phạt tiền Đơn vị phân phối điện từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi: Góp vốn thành lập đơn vị phát điện; mua cổ phần của đơn vị phát điện (điểm d khoản 3 Điều 16 Nghị định số 68/2010/NĐ-CP). Trên thực tế, có trường hợp các Tổng công ty Điện lực, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực tỉnh, thành phố và Công ty cổ phần điện lực Khánh Hòa (là các đơn vị phân phối điện và được phép sản xuất, kinh doanh điện năng theo Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp) đã và đang trực tiếp đầu tư xây dựng một số dự án nguồn điện hoặc tham gia góp vốn thành lập các công ty cổ phần để xây dựng các công trình thủy điện, góp phần cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Do đó, quy định tại điểm d khoản 3 điều 16 Nghị định

số 68/2010/NĐ-CP đã khiến các đơn vị điện lực lâm vào tình trạng dở khóc dở cười, không biết nên tuân theo quy định của văn bản nào.

Không kể quy định phạt tiền đến 5% tổng doanh thu của năm tài chính trước năm có hành vi vi phạm đối với Đơn vị phát điện có tổng công suất đặt các nhà máy điện lớn hơn 25% tổng công suất của toàn hệ thống điện thì mức phạt tiền tối đa tối đa đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực là 40.000.000 đồng. Mức xử phạt này còn quá thấp, chưa tương xứng với tính chất cũng như hậu quả của hành vi vi phạm. Bởi lẽ, điện lực là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, nhiều khi việc thực hiện hành vi vi phạm có thể tạo ra lợi nhuận kinh tế rất lớn (có thể là hàng tỉ đồng). Ví dụ như hành vi trộm cắp điện nhằm mục đích ngoài sinh hoạt hay các hành vi vi phạm quy định về thị trường điện… Điều này dễ dẫn đến trường hợp chấp nhận bị xử phạt hành chính vài chục triệu đồng để thu lợi vì mức phạt tiền theo quy định còn quá thấp, không đủ sức răn đe, phòng ngừa.

- Một số quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực chưa được hướng dẫn cụ thể dẫn đến khó triển khai trên thực tế

Quy định chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 29 Nghị định số 68/2010/NĐ-CP như sau: Trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi trộm cắp điện không thuộc Khoản 8 và Khoản 9 Điều 14 của Nghị định này hoặc khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Theo đó, tất cả các trường hợp trộm cắp điện từ 3000 kWh trở lên đều phải chuyển hồ sơ sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế hàng năm có rất nhiều vụ việc trộm cắp điện từ 3000 kWh trở lên và khi chuyển sang cơ quan công an thì cơ quan công an trả lại không đồng ý tiếp nhận để xử lý hình sự. Mặt khác, trường hợp này lại không thuộc trường hợp cá nhân bị khỏi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự

nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 68/2010/NĐ-CP nên khi hồ sơ bị trả về, chủ thể có thẩm quyền xử phạt không có cơ sở để tiến hành xử phạt hành chính. Điều này dẫn đến một nghịch lý là những hành vi trộm cắp điện dưới 3000 kWh thì bị xử phạt còn hành vi trộm cắp điện từ 3000 kWh trở lên nhiều khi lại không bị xử lý do chưa có quy định hướng dẫn cụ thể.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Công Thương đã có Công văn số 4134 /BCT-ÐTÐL hướng dẫn xử phạt vi phạm đối với trường hợp trộm cắp điện từ 3000kWh trở lên như sau: Trường hợp vụ việc trộm cắp điện từ 3.000 kWh trở lên chuyển sang cơ quan công an để điều tra, xử lý hình sự bị trả về thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 68/2010/NĐ-CP. Thời hiệu xử phạt là 3 tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm. Hình thức phạt tiền: áp dụng khung phạt tiền quy định tại điểm i khoản 8 hoặc điểm g khoản 9 Điều 14 Nghị định số 68/2010/NĐ-CP theo mục đích trộm cắp điện. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc bồi thường toàn bộ số tiền tổn thất do thực hiện hành vi trộm cắp điện. Theo chúng tôi, hướng dẫn này chỉ mang tính chất là giải pháp tình thế và cơ sở pháp lý rất yếu. Để hướng dẫn vấn đề này và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý những hành vi trộm cắp điện từ 3000kWh trở lên trên thực tế thì cần thiết phải ban hành một văn bản liên tịch giữa Bộ Công Thương và Bộ Công an.

Như vậy, một thực tế đang tồn tại hiện nay trong quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực nói riêng và quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung đó là tình trạng một số quy định còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, chưa bảo đảm tính thi, văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn lại quy định mở rộng hơn so với quy định của văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Điều này đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cho phù hợp

với yêu cầu thực tiễn hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực và phù hợp với quy định pháp luật về điện lực.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)