Tăng cƣờng số lƣợng và chất lƣợng cho lực lƣợng xử phạt vi phạm hành chính về điện lực

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 89 - 90)

phạm hành chính về điện lực

Trong mọi hoạt động, con người luôn giữ vị trí trung tâm, yếu tố con người luôn giữ vai trò quyết định đến hiệu quả của hoạt động đó. Trong hoạt động xử lý vi phạm hành chính nói chung, xử phạt vi phạm hành chính về điện lực nói riêng, các chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính giữ vai trò bảo đảm tính chính xác và hiệu quả của hoạt động áp dụng luật.

Đối với ngành điện, trong nhiều trường hợp đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền xử phạt phải vừa có kiến thức pháp luật vừa có kiến thức chuyên ngành điện mới có thể phát hiện và xử lý đúng đối tượng, đúng hành vi vi phạm. Do vậy, việc tăng cường số lượng của lực lượng xử phạt cần thực hiện theo

hướng tăng cường lực lượng thanh tra chuyên ngành điện lực, đồng thời mở rộng chủ thể có thẩm quyền xử phạt tới lực lượng Kiểm tra viên điện lực Bộ Công Thương và Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương như đã đề xuất trong mục 3.2.3.1 chương 3 của luận văn.

Mặt khác, trên thực tế vẫn còn không ít chủ thể có thẩm quyền xử phạt hiểu chưa đúng, chưa đủ các quy định về xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính về điện lực nói riêng nên áp dụng không đúng quy định của pháp luật, ảnh hưởng lới đến hiệu quả xử lý vi phạm. Trong khi việc tập huấn kiến thức pháp luật xử lý vi phạm hành chính hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc phổ biến nội dung quy định pháp luật mà chưa chú ý đến việc tập huấn chuyên sâu, nâng cao trình độ cho các chủ thể có thẩm quyền xử phạt. Do đó, cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực đối với các tình huống cụ thể cho các chủ thể có thẩm quyền xử phạt.

Ngoài ra, cần bảo đảm đủ trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các chủ thể có thẩm quyền xử phạt, nhất là đối với những trường hợp xử phạt các hành vi vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật điện hoặc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Hiện nay, lực lượng xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực không được hưởng phụ cấp hay bồi dưỡng khi thực hiện kiểm tra, xử phạt vi phạm. Tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 68/2010/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương quy định việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực. Việc sớm ban hành văn bản hướng dẫn về việc sử dụng nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực không chỉ đáp ứng một phần về nhu cầu kinh phí cho hoạt động xử lý vi phạm mà có ý nghĩa quan trọng trong việc kịp thời động viên, khuyến khích nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 89 - 90)