Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 71 - 73)

Kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trong những năm qua chưa phản ánh đúng thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực. Việc xử phạt mới chỉ tập trung vào xử lý một số nhóm hành vi vi phạm nhất định, đặc biệt là chưa tiến hành xử lý đối với những vi phạm của các đơn vị hoạt động điện lực. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính về điện lực nói riêng còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất và chặt chẽ, việc thực hiện pháp luật do đó cũng chưa nghiêm và hiệu quả chưa cao.

Thứ hai, lực lượng cán bộ xử phạt còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Lực lượng xử phạt có trình độ hiểu biết về chuyên ngành điện còn quá ít. Ngoài Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực và Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, hiện nay lực lượng Thanh tra chuyên ngành điện lực chỉ chiếm một bộ phận nhỏ và nằm trong Thanh tra Bộ Công Thương, Thanh tra Sở Công Thương với tổng số là 53 người. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng những hành vi vi phạm mang tính kỹ thuật điện, đòi hỏi người xử phạt phải có kiến thức chuyên ngành điện ít bị phát hiện, xử lý.

Thứ ba, sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong đấu tranh phòng ngừa, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính về điện lực chưa hiệu quả.

Thứ tư, đặc điểm của ngành điện là mang tính độc quyền tự nhiên, do đó việc xử phạt vi phạm đối với các đơn vị hoạt động điện lực ở các khâu phát

điện, truyền tải, phân phối điện gặp rất nhiều khó khăn. Hình thức xử phạt chủ yếu có thể áp dụng là phạt tiền. Việc áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung như tước giấy phép hoặc thu hồi giấy phép là rất khó áp dụng. Bởi nếu các đơn vị này ngừng hoạt động thì không có đơn vị khác hoạt động thay thế sẽ dẫn đến tình hình cung cấp điện bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, nếu phạt tiền với mức phạt tối đa là 40.000.000 đồng theo quy định hiện hành thì ý nghĩa, tác dụng răn đe của việc xử phạt cũng gần như không đạt được do sự chênh lệch giữa số tiền thu được do hành vi vi phạm đem lại với số tiền phải nộp phạt.

Thứ năm, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chưa được chú trọng. Các đợt phổ biến, giới thiệu nội dung, quy định pháp luật mới mới chỉ được thực hiện đối với lực lượng có thẩm quyền xử phạt mà chưa hướng tới người dân. Do đó, ý thức pháp luật của người dân trong đấu tranh, tố giác vi phạm hành chính về điện lực chưa cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tóm lại, pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực còn tồn tại một số hạn chế đó là một số quy định còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, chưa bảo đảm tính thi, văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn lại quy định mở rộng hơn so với quy định của văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Về thực trạng vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, hoạt động xử phạt vi phạm trên thực tế còn phiến diện, mới chỉ tập trung vào phát hiện và xử phạt một số nhóm hành vi vi phạm nhất định do các chủ thể thực hiện hành vi là cá nhân hoặc tổ chức sử dụng điện, chưa chú trọng tới việc xử phạt vi phạm đối với các đơn vi hoạt động điện lực.

Chương 3

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 71 - 73)