Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 52 - 57)

Theo quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, hầu hết các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đều có thẩm quyền áp dụng hình thức cảnh cáo và phạt tiền (trừ Cục trưởng Cục điều tiết điện lực không có thẩm quyền phạt cảnh cáo), áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

Cảnh cáo.

Cảnh cáo là hình thức xử phạt chính thể hiện sự đánh giá của Nhà nước đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức gây ra. Cảnh cáo mang tính cưỡng chế nhà nước nhưng mang nặng ý nghĩa giáo dục, răn đe và chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi vi phạm do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.

Phạt tiền.

Bản chất của phạt tiền là sự tác động đến lợi ích vật chất của người vi phạm, gây cho họ hậu quả bất lợi về tài sản, buộc tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp phạt bằng một khoản tiền mặt. Mức phạt tiền cụ thể đối với mỗi hành vi vi phạm được áp dụng theo nguyên tắc sau: Mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực là mức trung bình của khung phạt tiền đối với hành vi đó, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm thấp hơn nhưng không giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Như vậy, nếu hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì mức phạt tiền luôn luôn được ấn định là mức trung bình của khung tiền phạt. Mức tối đa hoặc mức tối thiểu của khung chỉ được áp dụng khi có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Thực tiễn xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực nói riêng thì các hành vi vi phạm hành chính không có

tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ có số lượng lớn hơn nhiều lần những hành vi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Điều đó cũng có nghĩa, các hành vi vi phạm hành chính thường xuyên được xử phạt với mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Các quy định này vô hình dung đã hạn chế một cách đáng kể thẩm quyền của các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính [14, tr.39]. Trong trường hợp nếu có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ có thể dẫn đến việc tuỳ tiện ra mức phạt cụ thể của người có thẩm quyền.

Theo quy định tại Nghị đinh số 68/2010/NĐ-CP, mức phạt tiền tối đa được quy định là 40.000.000 đồng, phù hợp với quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính sửa đổi bổ sung năm 2008. Riêng đối với hành vi vi phạm quy định về tổng công suất đặt của các nhà máy điện thuộc quyền sở hữu của Đơn vị phát điện thì mức phạt tối đa là 5% tổng doanh thu của năm tài chính trước năm có hành vi vi phạm (khoản 5 Điều 9 Nghị đinh số 68/2010/NĐ-CP).

Hình thức xử phạt bổ sung

Nhằm bảo đảm nguyên tắc việc xử phạt vi phạm hành chính phải triệt để, mọi hậu quả do vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật, ngoài hai hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định có hai hình thức xử phạt bổ sung đó là "Tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép hoạt động điện lực" "Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng làm phương tiện vi phạm". Ngoài ra, Nghị định 68/2010/NĐ-CP còn quy định thêm hai hình thức xử phạt bổ sung là "Tịch thu toàn bộ số tiền thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm" "Thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực". Trong đó, hình thức xử phạt bổ sung "Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực" được căn

cứ theo quy định tại Điều 37 (Thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực) Luật Điện lực. Còn hình thức "Tịch thu toàn bộ số tiền thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm" được quy định trên cơ sở thực tiễn hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực và theo đề nghị của các Sở Công Thương.

Các biện pháp khắc phục hậu quả

Các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng đối với hành vi vi phạm không mang tính chất xử phạt mà bản chất của các biện pháp này là để khôi phục những quyền và lợi ích bị vi phạm hành chính xâm hại, đồng thời để ngăn chặn hậu quả xấu mà hành vi vi phạm hành chính có thể gây ra.

Trong lĩnh vực điện lực, ngoài biện pháp khắc phục hậu quả được Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định là: Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra, hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, Chính phủ đã quy định thêm bảy biện pháp khác, đó là: Buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn; Buộc nộp đủ phí, lệ phí theo quy định; Buộc bồi thường toàn bộ số tiền tổn thất do hành vi vi phạm gây ra; Buộc kiểm định lại thiết bị đo đếm điện hoặc thay thế thiết bị đo đếm điện khác; Buộc chia tách Đơn vị phát điện có tổng công suất đặt các nhà máy điện trên 25% tổng công suất đặt toàn hệ thống; Buộc sử dụng các thiết bị đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật; Buộc ký hợp đồng mua bán điện. Các biện pháp này hầu hết đều được quy định dựa trên đặc thù của ngành điện.

Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả luôn được áp dụng kèm theo các hình thức xử phạt chính và thông thường được xác định trong một Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng văn bản. Tuy nhiên, đối với một số hành vi vi phạm đã quá thời hiệu xử phạt thì không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (Điều 10 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Điều 4 Nghị định số

68/2010/NĐ-CP). Trong trường hợp này, biện pháp khắc phục hậu quả sẽ được áp dụng độc lập.

2.3.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực chỉ do các chủ thể được nhà nước giao quyền thực hiện. Đặc điểm này cho thấy việc xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực nói riêng không thể là hoạt động tuỳ tiện của bất kỳ chủ thể có thẩm quyền nào. Theo quy định hiện hành, chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực bao gồm: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành điện lực (Thanh tra viên chuyên ngành điện lực đang thi hành công vụ, Chánh thanh tra Sở Công Thương, Chánh thanh tra Bộ Công Thương); Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực; Cục trưởng Cục Kỹ thật an toàn và Môi trường công nghiệp và các chủ thể khác (Chiến sỹ Cảnh sát nhân dân, Thanh tra Xây dựng, Thanh tra Môi trường).

Thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm các quy định về sử dụng điện và an toàn điện.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm các quy định về phân phối điện, bán lẻ điện, sử dụng điện và an toàn điện.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định về Giấy phép hoạt động điện lực, quy định về xây dựng, lắp đặt công trình điện, quy định về phân phối, bán buôn, bán lẻ, sử dụng điện và an toàn điện.

Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành điện lực.

Lực lượng Thanh tra chuyên ngành điện lực thuộc Bộ Công Thương có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực

điện lực trong phạm vi cả nước. Lực lượng Thanh tra chuyên ngành điện lực thuộc Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực xảy ra trong địa phương thuộc phạm vi quản lý. Trong đó, ngoài thẩm quyền phạt cảnh cáo, Thanh tra viên chuyên ngành điện lực đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng; Chánh Thanh tra Sở Công Thương có quyền phạt tiền đến 30.000.000 đồng và Chánh Thanh tra Bộ Công Thương có quyền phạt tiền đến 40.000.000 đồng.

Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực

Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi cả nước đối với hầu hết các hành vi vi phạm quy định trong Nghị định số 68/2010/NĐ-CP, bao gồm hành vi vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động điện lực, vi phạm quy định về hoạt động phát điện, vi phạm quy định về hoạt động truyền tải điện, vi phạm quy định về bán buôn điện, vi phạm quy định về điều độ hệ thống điện, vi phạm quy định về thị trường điện, vi phạm quy định về xây dựng lắp đặt công trình điện, vi phạm quy định về bán lẻ điện, vi phạm quy định về sử dụng điện. Trong đó, việc xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều độ hệ thống điện, vi phạm quy định về thị trường điện chỉ thuộc thẩm quyền Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, các chủ thể khác không có thẩm quyền này.

Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi cả nước đối các hành vi vi phạm quy định về an toàn điện.

Thẩm quyền của các chủ thể khác

Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ, Đội trưởng của chiến sỹ công an nhân dân, Trưởng công an cấp huyện có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi cản trở tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, thi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công công trình điện, cản trở người thi hành công vụ đến kiểm tra, thanh tra việc mua bán điện, cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện và một số hành vi vi phạm quy định về an toàn điện.

Thanh tra xây dựng có thẩm quyền xử phạt đối với một số hành vi liên quan đến việc thi công, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, xây lắp công trình điện.

Thanh tra môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về việc xếp, lưu giữ các chất dễ cháy, nổ, các chất hóa học có tính ăn mòn kim loại trong khu vực hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp hoặc xả chất thải có tính ăn mòn kim loại vào hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 52 - 57)