Cần khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2010/NĐ-CP

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 88 - 89)

Nghị định số 68/2010/NĐ-CP

Theo quy định tại Khoản 2 điều 30 và Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 68/2010/NĐ-CP, cần ban hành hai văn bản hướng dẫn thi hành: Văn bản hướng dẫn về việc điều tra, xử phạt của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực và Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp và văn bản hướng dẫn sử dụng tiền phạt. Tuy nhiên, hiện nay, Bộ Công Thương mới ban hành Thông tư số 27/2011/TT-BCT quy định trình tự, thủ tục điều tra và xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực, còn văn bản hướng dẫn sự dụng tiền phạt chưa được Liên bộ Tài chính - Công Thương ban hành.

Ngoài ra, trên cơ sở tổng hợp những vướng mắc cũng như đề xuất, kiến nghị gửi Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) của một số Sở Công Thương và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị điện lực, chúng tôi cho rằng, cần ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định số 68/2010/NĐ-CP về các nội dung sau đây:

- Trường hợp công an trả hồ sơ đối với vụ trộm cắp điện từ 3000 kw trở lên: Bộ Công Thương có thể ban hành thông tư hướng dẫn theo hướng đối với những trường hợp trộm cắp điện với số lượng lớn từ 3.000 kWh trở lên chuyển hồ sơ sang cơ quan công an bị trả lại thì cho phép áp dụng khung phạt tiền quy định tại điểm i khoản 8 hoặc điểm g khoản 9 Điều 14 Nghị định số 68/2010/NĐ-CP tuỳ theo mục đích trộm cắp điện. Tuy nhiên, để bảo đảm tính công bằng, nghiêm minh trong xử lý vi phạm hành chính, theo chúng tôi cần thiết phải ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ Công Thương và Bộ Công an để hướng dẫn trình tự thủ tục phối hợp

xử lý đối với những trường hợp trộm cắp điện với số lượng lớn từ 3.000 kWh trở lên.

- Cách tính toán số tiền tổn thất mà khách hàng sử dụng điện phải bồi thường cho bên bán điện trong trường hợp khách hàng ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt nhưng có sử dụng một phần cho các mục đích khác (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) và có hành vi trộm cắp điện. Vì hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên dẫn đến tình trạng cùng một hành vi vi phạm nhưng ở mỗi địa phương lại áp dụng một cách tính bồi thường khác nhau.

- Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp điện. Đây là biện pháp mang tính đặc thù của ngành điện, tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế này nên còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện trên thực tế.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)