Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 38 - 40)

Việc áp dụng các kinh nghiệm của nước ngoài trong việc hoàn thiện quy định pháp luật của Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính cần dựa

trên quan điểm: việc áp dụng các kinh nghiệm của nước ngoài chỉ thực sự có ý nghĩa dựa trên nền tảng nghiên cứu và tổng kết sâu sắc thực tiễn pháp luật ở Việt Nam, phù hợp với đặc điểm về chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước, đặc biệt là hệ thống cơ quan hành chính, hệ thống pháp luật, đặc điểm về kinh tế, xã hội, dân cư của Việt Nam.

Trên cơ sở đó, qua so sánh với pháp luật của Trung Quốc và Liên bang Nga, có thể nghiên cứu, bổ sung quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính của Việt Nam theo hướng:

Về đối tượng áp dụng: có thể giữ nguyên cách thức quy định về đối tượng áp dụng.

Về hình thức xử phạt: Ưu tiên áp dụng các biện pháp xử lý không chính thức đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính. Việc xem xét áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp xử lý hành chính khác được thực hiện chỉ trong trường hợp thật cần thiết và căn cứ vào tính chất của hành vi vi phạm, những đặc điểm về nhân thân, khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm.

Về mức phạt đối với hành vi vi phạm: Cần có mức phạt cụ thể đối với nhóm hành vi vi phạm liên quan đến từng hoạt động quản lý nhà nước để có mức phạt tương ứng với hành vi vi phạm, hạn chế sự không thống nhất về mức phạt đối với từng loại hành vi vi phạm. Cụ thể như nhóm hành vi vi phạm quy định về xâm phạm quyền công dân, xâm phạm sức khoẻ của con người, xâm phạm tài sản, chống người thi hành công vụ… như mô hình quy định hành vi vi phạm trong Bộ luật xử phạt vi phạm hành chính của Liên bang Nga.

Về trách nhiệm pháp lý của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: Pháp luật Trung Quốc rất đề cao trách nhiệm của những người thực thi pháp luật, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cồn dân. Với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân,

Việt Nam cần có những quy định cụ thể hơn nữa về trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền khi xử phạt vi phạm hành chính. Tương tự như Luật xử phạt vi phạm hành chính của Trung Quốc, Liên bang Nga cũng đề cao trách nhiệm của những người có chức vụ. Các mức phạt áp dụng đối với người có chức vụ có thể gấp 10 lần mức phạt của người bình thường. Ngoài ra, mức phạt đối với pháp nhân cũng rất cao, có thể gấp 100 lần mức phạt áp dụng cho cá nhân. Với mức phạt nghiêm khắc như vậy, trách nhiệm của người có chức vụ và pháp nhân cũng được đề cao hơn, tránh tình trạng lạm dụng chức vụ, quyền hạn.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)