Thƣờng xuyên tiến hành tổng kết thực tiễn

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 77 - 78)

Hiện nay, hoạt động tổng kết thực tiễn thi hành văn bản pháp luật chưa được quan tâm thực hiện đúng mức và thường mang tính chất "phái sinh". Hoạt động này chỉ được thực hiện khi cần đánh giá để tiến hành sửa đổi bổ sung một văn bản luật. Nghĩa là khi có ý định sửa đổi, bổ sung văn bản luật thì mới thực hiện tổng kết thực tiễn thi hành trong khi đáng ra phải ngược lại.

Theo chúng tôi, cần có nhận thức đúng đắn hơn về ý nghĩa, vai trò của hoạt động tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật đối với việc hoàn thiện pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nói riêng. Bởi lẽ, sự hoàn thiện các quy định pháp luật không chỉ nằm trong văn bản mà còn được thể hiện qua thực tiễn thi hành. Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật, mục đích của Nhà nước khi ban hành pháp luật được hiện thực hoá, nhờ đó Nhà nước có thể điều hành và quản lý xã hội, có thể thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội trong những lĩnh vực nhất định. "Thực hiện pháp luật là một quá

trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật" [12, tr. 494]. Với ý nghĩa như vậy, hoạt động tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong quá trình thi hành hay áp dụng pháp luật đòi hỏi phải tiến hành sửa đổi bổ sung một quy phạm pháp luật hay cả văn bản pháp luật. Đồng thời, qua tổng kết thực tiễn nhằm đánh giá các quan hệ xã hội và thực trạng pháp luật trước khi tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hoặc ban hành văn bản pháp luật mới. Điều này còn có ảnh hưởng đến tính toàn diện, tính khả thi, tính dự báo của văn bản pháp luật khi được ban hành. "Nếu không tiến hành tổng kết, đánh giá sẽ không nhận thức được các yêu cầu của thực tiễn đặt ra, không phát hiện được những hạn chế trong khi thi hành pháp luật cần được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện" [3, tr. 81-82].

Với nhận thức như vậy, hoạt động tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật cần được thực hiện thường xuyên không chỉ đối với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính mà cần tiến hành cả đối với các nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể. Đây là việc làm rất quan trọng và cần thiết để đánh giá hiệu quả áp dụng các quy định của pháp lệnh, nghị định trên thực tiễn, chỉ ra những vướng mắc khi áp dụng pháp luật và rút ra bài học kinh nghiệm, bài học để khắc phục.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 77 - 78)