Hạn chế trong việc xử phạt

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 70 - 71)

Từ phân tích kết quả xử phạt vi phạm nêu trên cho thấy, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trong thời gian qua còn tồn tại một số hạn chế sau đây:

Một là, số lượng các vụ vi phạm bị phát hiện và xử phạt còn ít. Các hành vi vi phạm bị xử phạt tập trung chủ yếu vào ba nhóm: vi phạm quy định về giấy phép hoạt động điện lực, vi phạm quy định về sử dụng điện và vi phạm quy định về an toàn điện.

Hai là, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm bị phát hiện và xử phạt trên thực tế chủ yếu là các tổ chức, cá nhân sử dụng điện, rất ít các đơn vị hoạt động điện lực bị xử lý, đặc biệt là các đơn vị có chức năng, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện thì hầu như không bị xử lý. Điều này cho thấy, thực tế hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực đang tồn tại tình trạng "phân biệt đối xử" giữa các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm.

Ba là, lực lượng có thẩm quyền thực hiện xử phạt theo quy định bao gồm chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, thanh tra chuyên ngành điện lực, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp và các lực lượng khác. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp tỉnh và Chánh thanh tra Sở Công Thương thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực. Trong số các chủ thể được giao thẩm quyền xử phạt (không kể Cục trưởng Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Cục Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp), Thanh tra chuyên ngành điện lực là lực lượng có kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm về hoạt động điện lực và sử dụng điện. Theo logic thông thường, Thanh tra chuyên ngành điện lực phải là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực. Tuy nhiên, thực tế lại chứng mình điều ngược lại. Trong suốt 06 năm (từ năm 2004 đến năm 2009) và theo số liệu thống kê tạm thời của năm 2010 và năm 2011, trung bình mỗi tháng, Chánh Thanh tra

Sở Công Thương chỉ tiến hành xử phạt từ 1 - 2 vụ vi phạm và không có vụ vi phạm nào do Thanh tra viên chuyên ngành điện lực hoặc Chánh Thanh tra Bộ Công Thương giải quyết. Trên thực tế, chủ yếu các trường hợp xử phạt là do Kiểm tra viên điện lực của các đơn vị điện lực đi kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện phát hiện, lập biên bản vi phạm và chuyển cho các chủ thể có thẩm quyền xử phạt.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)