Đặc điểm chuyên dùng và đa dùng nghệ thuật bộc lộ quy luật phát triển

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 42 - 44)

6. Bố cục của luận văn

1.1.6.6.Đặc điểm chuyên dùng và đa dùng nghệ thuật bộc lộ quy luật phát triển

triển của Chèo cổ

Nghệ thuật Chèo chứa đựng trong mình không ít dấu vết của những trò diễn dân gian, điệu múa dân gian, cả vô số lễ tiết của phần cúng tế trong các hội làng vùng đồng bằng và trung châu Bắc Việt Nam. Đấy cũng là một nguyên nhân nói lên tính nguyên hợp của nghệ thuật Chèo cổ.

Như lớp giáo đầu (vở Chèo cổ nào cũng có) thì cả âm nhạc và diễn xuất, cả cách hành văn cách dùng từ ngữ, thể thơ, đều thấy rõ có nguồn gốc từ kết cấu của loại bài Giáo (như Giáo trốn, Giáo đò, Giáo roi …) phát triển lên, đủ cả hát chúc, nín lặng mà nghe tôi dẫn trích, vậy có thơ rằng – thơ làm sao … Không phải ngẫu nhiên khi Chèo cổ phân ra 5 loại đóng chính là đào, kép, hề, lão, mụ, những “loại” vai mà sử sách thời Lý Trần đã chép rõ. Đương nhiên, từ vai làm cười của “tổ sư” Sai Ất “nhại” lại dáng hình (và lời nói) một viên quan, một trưởng giả đến khuôn trò của một hề Gậy với đủ các câu ra trò (với tiếng Đế), sang nói đến kể sự tích tên mình, rồi “kết” bằng câu “con lại có thơ” để Bác hỏi “thơ làm sao” mà vào ngâm … là cả một quá trình sáng tạo, trau chuốt của lớp nghệ nhân cha truyền con nối, phường này sang phường khác, vùng nọ đến vùng kia … Cũng vậy, từ những trò nhại về Thày Đồ, Thày Thuốc, Thày Cúng … còn thấy trong Hội Trám (Phú Thọ), Hội trò Chiềng (Sơn Tây, Thanh Hoá) “tiến lên” trở thành nhân vật Thày Đồ, Thày Lang, Phù Thuỷ trong Chèo đâu phải chỉ do một hay vài nghệ nhân mà nổi ngay đình đám. Những trò ý hay những mảng của những trò ý vốn đã có hình có hồn ở mức đơn giản, dạng “bắt chước hiện thực”, nay vận dụng vào một tích truyện cụ thể, nghệ nhân sẽ phải tìm cách làm hình đó rõ nét hơn, hồn đó linh hoạt sống động hơn là điều chắc chắn.

Chính con đường phát triển đó của nghệ thuật kịch hát Chèo, đã được cha ông đúc kết dần thành đặc điểm chuyên dùng và đa dùng trong nghệ thuật Chèo cổ. Chuyên dùng là chỉ một nhân vật dùng, đa dùng là nhiều nhân vật cùng thể loại hoặc khác thể loại dùng.

Cha ông ta mỗi khi dàn dựng tiết mục mới đã căn cứ vào yêu cầu thể hiện của bản trò cùng với khả năng nghệ nhân trong phường đã vận dụng ba cách làm sau :

– Dùng lại những thủ pháp cũ (bao gồm làn điệu, khuôn múa, khuôn diễn) còn khả năng mô tả khi kể tích mới ở tình trạng nguyên dạng với sự tăng cường đáng kể diễn xuất.

– Khi vận dụng vốn cũ thấy có chỗ “không phù hợp” với tích mới thì mạnh dạn cải tiến bằng cách bẻ làn nắn điệu đồng thời tăng cường diễn xuất thích đáng (những hệ thống làn điệu ra đời trong hoàn cảnh này).

– Điều quan trọng là do yêu cầu thể hiện những nhân vật, những tình huống trước đấy Chèo chưa có mà nếu bẻ làn nắn điệu cũng không đáp ứng nổi, nghệ nhân sẽ mạnh dạn sáng tạo những diễn xuất mới phù hợp mà nổi rõ hơn là ca múa. Những làn điệu, khuôn múa chuyên dùng, những mảng, lớp chuyên dùng chính đã ra đời trong trường hợp này.

Vậy có thể nói đặc điểm chuyên dùng và đa dùng nghệ thuật chứng tỏ, đúng ra là bộc lộ quy luật phát triển của Chèo cổ.

Sáu đặc điểm trên liên quan mật thiết với nhau, cái nọ bổ xung, hỗ trợ, tác động lại cái kia, cùng đứng chắc trên quan điểm triết lý mỹ thuật khá rõ. Sáu đặc điểm trên hình thành dần trong điều kiện và hoàn cảnh của một xã hội văn minh lúa nước, diễn biến tự phát, lẻ tẻ, chậm chạp, lại có một thời gian bị thử thách với xã hội phong kiễn thực dân, nhất là trước tầng lớp thị dân. Vì vậy có sáu đặc điểm này có tình trạng đan xen phức tạp giữa các yếu tố hiện còn khả năng đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người hôm nay với số yếu tố dẫu một thời được nhiều khán giả say mê nhưng giờ đã trở thành rườm rà, dài dòng. Điều này đòi hỏi một sự nhìn nhận thấu đáo mới hy vọng kế thừa, học tập thỏa đáng vốn cũ để phát huy xây dựng tốt cái mới.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 42 - 44)