Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 97 - 101)

6. Bố cục của luận văn

2.3.2. Những mặt hạn chế

2.3.2.1. Công tác tổ chức quản lý

Các đơn vị biểu diễn chuyên nghiệp hiện nay vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước do được xếp vào hạng các doanh nghiệp tự hạch toán kinh doanh có thu. Trong khi đó, các đơn vị đều dựa nhiều vào nguồn ngân sách phân bổ hàng năm để duy trì hoạt động biểu diễn, dàn dựng vở phục vụ nhân dân, trả lương cho đội ngũ diễn viên và nhân viên …

Ở nhiều địa phương còn thiếu sự nghiên cứu kỹ lưỡng khi tổ chức đầu tư gây bất tiện cho hoạt động sinh hoạt văn hóa của người dân và tham quan của du khách. Mới đây làng Khuốc cho xây một nhà thờ Tổ Chèo, nhưng lại nằm sâu trong một xóm, chưa tạo nên một sân chơi thực sự cho các nghệ sĩ, chưa được khai thác triệt để cho hoạt động nghề nghiệp, như biểu diễn, tập luyện và đào tạo những nghệ sĩ trẻ một cách thường xuyên.

Ở các làng Chèo hiện nay, cái khó nhất theo các cụ nghệ nhân trong làng bây giờ không phải là diễn cho đạt những làn diệu xưa cũ mà là làm thế nào giữ được cái chất của Chèo làng mình với đặc trưng riêng. Chẳng hạn như Chèo Khuốc có

những câu hát mà không nơi nào có chẳng hạn như : Câu hò đơm đó, Bóng ngả thu không, Lận đận ... Mất đi cái chất đặc trưng thì Chèo Khuốc sẽ mất sự độc đáo, du

khách sẽ không còn có thể cảm nhận được nét mộc mạc trong làn điệu Chèo làng quê và như vậy thì sức hấp dẫn du lịch sẽ giảm.

2.3.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch Chèo cổ

Cơ sở vật chất ở các điểm biểu diễn chuyên nghiệp đã có sự đầu tư của nhà nước tuy nhiên do nguồn kinh phí hạn hẹp nên chất lượng chưa cao. Nhiều hạng mục công trình ở rạp hát vừa đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng, xuống cấp. Mặt khác do không tự chủ được kinh phí nên các nhà hát phải dựa vào sự phê duyệt của các ban ngành cấp trên mới có nguồn vốn để tu sửa mỗi khi cần thiết điều này gây nên sự chậm chễ làm giảm chất lượng, khả năng cung ứng các dịch vụ cho du khách.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn thiếu và yếu, các điểm bán đồ lưu niệm, nơi nghỉ ngơi, thư giãn cho du khách còn ít hay không có.

2.3.2.3. Nhu cầu của du khách

Hiện tại, chúng ta chưa tiến hành được các cuộc điều tra có quy mô, bài bản về nhu cầu thị hiếu của du khách đến với các bộ môn nghệ thuật truyền thống. Vì vậy cơ bản hiện nay các điểm biểu diễn nghệ thuật phục vụ du khách trong đó có bộ môn Chèo mới dừng lại ở việc cung cấp những gì ta có mà chưa đáp ứng được cái mà du khách cần.

So với các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác như múa rối Nước, ca Trù, Quan họ thì Chèo, Tuồng có khả năng thu hút khách du lịch ít hơn do đặc thù của nó. Rối nước, ca Trù, Quan họ đều lấy hình ảnh, động tác, lời ca làm yếu tố chính nên du khách dễ cảm nhận mặc dù có thể họ không hiểu lời. Đối với nghệ thuật Chèo, để có thể hứng thú tìm hiểu đòi hỏi du khách phải có sự am hiểu một chút về văn hóa địa phương, ngôn ngữ nên khách khó cảm nhận gây giảm hứng thú.

2.3.2.4. Hoạt động quảng bá du lịch

Hoạt động quảng bá du lịch hiện nay của các điểm biểu diễn Chèo chuyên nghiệp tuy có được quan tâm nhưng do thiếu thốn về kinh phí, hạn chế về chuyên

môn nên chưa đạt hiệu quả cao. Lượng thông tin đến với du khách nước ngoài về nghệ thuật Chèo còn khá sơ sài, chưa ấn tượng dẫn đến kém hấp dẫn.

Chúng ta thiếu sự đầu tư bài bản, chuyên nghiệp, các sự kiện xúc tiến văn hóa, giới thiệu thông tin diễn ra rời rạc, thưa thớt vì vậy hiệu quả chưa cao. Các loại hình giới thiệu thông tin du lịch liên quan đến nghệ thuật Chèo (tờ rơi, biển chỉ dẫn …) hầu như chưa có. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống của chúng ta trong đó có Chèo gây được ít sự chú ý quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

2.3.2.5. Nhân lực trong du lịch

Việc đòi hỏi nhân lực ở các điểm biểu diễn, các làng Chèo được nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về du lịch trong một sớm một chiều khi so với mặt bằng chung hiện nay là không khả thi. Tuy nhiên việc bồi dưỡng thêm về kiến thức du lịch cơ bản cho đội ngũ cán bộ công nhân viên là cần thiết song điều này chúng ta chưa làm được. Do thiếu sự đào tạo cơ bản nên khi tổ chức đón tiếp khách, các điểm biểu diễn, các làng Chèo hầu như chỉ làm tốt được công tác đón tiếp phục vụ khách du lịch như phục vụ khán giả trong nước đơn thuần, ngoại ngữ kém nên chưa thể trò chuyện, tiếp đãi du khách một cách thân mật gây ảnh hưởng đến độ hài lòng của du khách khi thăm quan.

Như vậy, bên cạnh những điều đã làm được, để phát triển du lịch dựa trên việc khai thác nghệ thuật Chèo truyền thống còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do kinh phí, nghiệp vụ chuyên môn, tư duy chiến lược của bản thân ngành Chèo, của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch và các công ty lữ hành. Muốn khắc phục được điều này không chỉ cần sự cố gắng riêng lẻ của từng cá nhân, từng đơn vị mà cần có sự tham gia chung tay, hợp tác, cùng chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Phải coi sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống trong đó có Chèo đồng thời với khai thác trên khía cạnh du lịch là nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả chúng ta mới gặt hái được thành công.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Nhiều năm qua, du khách đến với Hà Nội, đặc biệt là khách quốc tế thường chỉ biết đến xem rối Nước, đến nỗi câu nói “ăn tối, rối Nước” đã trở thành câu cửa

miệng của giới kinh doanh du lịch. Thực trạng việc khai thác các bộ môn nghệ thuật truyền thống trong đó có nghệ thuật Chèo của chúng ta hiện nay, bên cạnh một số mặt đã làm được còn khá nhiều sự thiếu xót. Điều này có nhiều nguyên nhân và trách nhiệm thuộc là của cả hệ thống làm du lịch, từ Bộ Văn hóa, thể thao & du lịch xuống đến các Sở, ban ngành trực thuộc, chính quyền địa phương cùng các công ty du lịch và các điểm biểu diễn nghệ thuật Chèo. Vì vậy, để cải thiện, nâng cao sức hấp dẫn, độ đáp ứng của nghệ thuật Chèo đối với hoạt động du lịch trong tương lai cần có nhiều biện pháp đồng bộ, bài bản cho tất cả các bên liên quan thống nhất cùng thực hiện.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CHÈO CỔ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)