6. Bố cục của luận văn
1.1.6.3. Chèo thuộc loại kịch hát bi – hài dân tộc
Phần lớn nhân vật chính yếu, trước hết là nhân vật nữ của Chèo đều có quãng đời hết sức khổ cực (người nghiêng về khổ cực vật chất, người nghiêng về khổ cực tinh thần) ở đủ dạng, đủ vẻ, mang tính bi rõ rệt, như những Thị Phương, Cúc Hoa, Kiều Liên, Mẫu Thoải, bà Chúa Ba … Tuy nhiên, những nhân vật đó khi lên chiếu Chèo, qua diễn xuất tài tình và nhiều khi tinh tế của nghệ nhân, kết hợp với đòi hỏi những hình thức quen thuộc của đông đảo bà con, rất nhiều cái cười đủ kiểu, đủ mức “pha” vào suốt thời gian diễn trò từ đầu đến cuối, chiếm tỷ lệ hàng 1/2 tới 2/3 buổi hát. Điều “quá đáng” lại được cái có hậu của tất cả các tích chèo hậu thuận, nên càng làm tăng tính lạc quan và góp phần quan trọng tạo sự thoải mái cho bà con
khi thưởng thức. Vì thế nhiều nhà khảo cứu sân khấu dân tộc từng “duy danh” mà cắt nghĩa chèo xuất phát từ chữ trào (trào lộng) mà ra.
Tuy nhiên, cái hài không làm nên câu chuyện do nghệ nhân kể lại trên chiếu chèo, mà chính là cái bi toát ra từ bản trò do nho sỹ viết. Tình trạng đó dẫn tới hiện tượng bi hài xen kẽ, đúng ra là hài pha vào bi, trong các vở diễn, thể hiện trong mỗi tình tiết, mỗi lớp, mỗi nhân vật, dưới các dạng : sử dụng cái hài để nhấn thêm cho cái bi “sâu” hơn, cười trong nước mắt.
Vì thế, những câu chuyện nói về mặt này mặt khác cuộc sống đen tối vì đọa đầy của những người lao động, bao giờ cũng ánh lên cái có hậu tưởng như tất yếu, bao giờ cũng nẩy lên những tiếng cười, tràng cười đủ cỡ, đủ mức, vào cung cách đối xử của bè lũ thống trị. Đây là nguyên nhân của những tiếng cười đủ cung độ kích cỡ trong Chèo và do vậy mà nói Chèo vẫn mãi thuộc loại kịch hát bi hài dân tộc độc đáo, đặc sắc.
1.1.6.4. Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện _ tự sự dân tộc
Nghệ nhân vừa bước vào chiếu Chèo đã nói rõ là sẽ kể lại câu chuyện (đã xảy ra) bằng trò diễn, để khán giả qua đấy mà khách quan nhận xét những sự hay dở, phải trái trong suy nghĩ và ứng phó của nhân vật. Họ thưởng thức tài nghệ người đóng vai, từng lúc thông cảm hay xúc động trước tình huống hoặc sự biến mà nhân vật nhận chịu, đang thể hiện trên chiếu, vừa nhắc nhau phẩm bình diễn kỹ của nghệ nhân hoặc tự rút ra bài học thiết thân trong cuộc sống thường ngày.
Ở vở Chèo cổ nào cũng vậy, ngay trong lớp giáo đầu, sau câu hát chúc “trăm họ câu ca cổ vũ” hoặc dân làng “bình an khang thái” là tiếp đến :
“Nhớ xưa tích cũ
Có một chàng tên gọi Trương Viên …”
Tiếp theo là các sự biến xảy ra tuần tự, làm cớ cho nhân vật bộc lộ suy nghĩ và hành động. Số sự biến này, về gốc gác không có liên hệ gì với nhau, nghe qua tưởng chùng chúng là những hiện tượng xã hội xảy đến ngẫu nhiên, song xét kỹ chúng phải được đặt đúng theo trình tự đã do bản trì sắp xếp mới chứng minh được đạo đức nhân vật, từ mỏng đến dày, kỳ tới khi đạt yêu cầu giáo huấn mà nhà sạn giả đề ra bản trò. Nói khác đi, cách lựa chọn và trình bày những sự biến trong một tích với cách ứng phó của mỗi nhân vật đều có đặc điểm khuyến giáo đạo đức chi phối.
Nhìn bên ngoài, những sự việc được xếp theo thứ tự tự nhiên, không xáo trộn việc sau đi lên việc trước.
Vì vậy, Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện dân tộc, trong đó nghệ nhân sử dụng linh hoạt sáng tạo các yếu tố tự sự, trữ tình, hài hước, phối hợp trong một kết cấu kịch hát độc đáo. Chèo là loại hình kịch hát rất coi trọng và sử dụng hiệu quả những yếu tố tự sự, trữ tình, hài hước, ngay khi biết kết hợp các hình thức nghệ thuật khác (như giáo, chèo đò, trò diễn dân gian, bao gồm cả những trò trình mặt, trò trình nghề …) để tạo thành một loại kịch hát và từng bước chuyển hoá sáng tạo mà “tiến lên”.
1.1.6.5. Chèo thuộc loại sân khấu ước lệ và cách điệu
Diễn xuất cách điệu là sự chọn lọc, khoa trương, tô phóng động tác biểu tả, làm nổi hơn và đẹp hơn những góc cạnh của sự việc hoặc tâm trạng nhân vật, tương hợp với đặc tính của số thủ pháp cùng nằm trong ngôn ngữ kịch chủng (là hát, múa, nhạc, thơ) nhằm tạo dựng phong cách nghệ thuật một vở diễn hay một lớp trò.
Đối với nghệ thuật Chèo, sàn diễn không đơn thuần chỉ là đôi chiếu trải mà tuỳ thuộc vào hình thái miêu tả của nghệ nhân nó có thể là đường đi, cảnh nhà hoặc đò giang, rừng núi … là liền kề gang tấc hay xa xôi cách trở. Nó kết hợp sát sao với thời gian để cùng mang tính giả định co giãn không chừng, giúp ích Chèo bao quát nhiều loại vai từ nhân vật chủ đề đến nhân vật tình tiết theo sát câu chuyện từ đầu đến cuối. Trong đó, nhân vật được thể hiện bằng hành động bên trong và bên ngoài, bằng suy tư tâm trạng với ước vọng cuộc sống hạnh phúc, theo bản năng sinh tồn hoặc ngưỡng tín về một quyền phép siêu giới huyền hoặc đồng thời rất chú trọng các mặt cấu thành môi trường sống của mỗi con người.
Trên thực tế diễn xuất Chèo ở hàng loạt mảng, lớp thấy bên cạnh nhiều nhân vật hành động và lời trò mang tính ước lệ biểu trưng không ai chối cãi, hay còn vô số nhân vật hành động và nói năng khoa trương khuyếch đại gợi nhắc đến hiện thực
đời thường. Những Hương “câm”, Đồ “điếc”, Thày “mù” (trong vở chèo Quan Âm Thị Kính) mang sức gợi tả liên tưởng cao, do tính khái quát của hình ảnh lớn, đó là
những nhân vật ước lệ.
Tính ước lệ – cách điệu là đặc trưng của diễn xuất vốn cổ truyền thống. Mục đích của diễn xuất hướng tới không phải là đi tìm cái giống nhau bên ngoài của sự
việc hoặc nhân vật mà phải làm bật lên cái thần bên trong của bản chất sự việc nhân vật đó. Lời khen “giống như lột” của khán giả khi được xem những lớp Chèo hay là nhằm vào cái chân thật của thần thái nhân vật qua diễn xuất chính xác tinh tế của nghệ nhân. Bởi khi thể hiện những đoạn tâm trạng dạt dào xúc cảm của nhân vật mà nghệ nhân “hoà nhập làm một” với vai đóng thì sẽ khó giữ nổi bình tĩnh mà khách quan xử lý diễn kỹ cho tinh xảo, để làm khán giả mụ mị mà rơi vào cảnh ngồi xem
sân khấu ảo giác là điều trái ngược với phương pháp sân khấu của Chèo cổ.
1.1.6.6. Đặc điểm chuyên dùng và đa dùng nghệ thuật bộc lộ quy luật phát triển của Chèo cổ triển của Chèo cổ
Nghệ thuật Chèo chứa đựng trong mình không ít dấu vết của những trò diễn dân gian, điệu múa dân gian, cả vô số lễ tiết của phần cúng tế trong các hội làng vùng đồng bằng và trung châu Bắc Việt Nam. Đấy cũng là một nguyên nhân nói lên tính nguyên hợp của nghệ thuật Chèo cổ.
Như lớp giáo đầu (vở Chèo cổ nào cũng có) thì cả âm nhạc và diễn xuất, cả cách hành văn cách dùng từ ngữ, thể thơ, đều thấy rõ có nguồn gốc từ kết cấu của loại bài Giáo (như Giáo trốn, Giáo đò, Giáo roi …) phát triển lên, đủ cả hát chúc, nín lặng mà nghe tôi dẫn trích, vậy có thơ rằng – thơ làm sao … Không phải ngẫu nhiên khi Chèo cổ phân ra 5 loại đóng chính là đào, kép, hề, lão, mụ, những “loại” vai mà sử sách thời Lý Trần đã chép rõ. Đương nhiên, từ vai làm cười của “tổ sư” Sai Ất “nhại” lại dáng hình (và lời nói) một viên quan, một trưởng giả đến khuôn trò của một hề Gậy với đủ các câu ra trò (với tiếng Đế), sang nói đến kể sự tích tên mình, rồi “kết” bằng câu “con lại có thơ” để Bác hỏi “thơ làm sao” mà vào ngâm … là cả một quá trình sáng tạo, trau chuốt của lớp nghệ nhân cha truyền con nối, phường này sang phường khác, vùng nọ đến vùng kia … Cũng vậy, từ những trò nhại về Thày Đồ, Thày Thuốc, Thày Cúng … còn thấy trong Hội Trám (Phú Thọ), Hội trò Chiềng (Sơn Tây, Thanh Hoá) “tiến lên” trở thành nhân vật Thày Đồ, Thày Lang, Phù Thuỷ trong Chèo đâu phải chỉ do một hay vài nghệ nhân mà nổi ngay đình đám. Những trò ý hay những mảng của những trò ý vốn đã có hình có hồn ở mức đơn giản, dạng “bắt chước hiện thực”, nay vận dụng vào một tích truyện cụ thể, nghệ nhân sẽ phải tìm cách làm hình đó rõ nét hơn, hồn đó linh hoạt sống động hơn là điều chắc chắn.
Chính con đường phát triển đó của nghệ thuật kịch hát Chèo, đã được cha ông đúc kết dần thành đặc điểm chuyên dùng và đa dùng trong nghệ thuật Chèo cổ. Chuyên dùng là chỉ một nhân vật dùng, đa dùng là nhiều nhân vật cùng thể loại hoặc khác thể loại dùng.
Cha ông ta mỗi khi dàn dựng tiết mục mới đã căn cứ vào yêu cầu thể hiện của bản trò cùng với khả năng nghệ nhân trong phường đã vận dụng ba cách làm sau :
– Dùng lại những thủ pháp cũ (bao gồm làn điệu, khuôn múa, khuôn diễn) còn khả năng mô tả khi kể tích mới ở tình trạng nguyên dạng với sự tăng cường đáng kể diễn xuất.
– Khi vận dụng vốn cũ thấy có chỗ “không phù hợp” với tích mới thì mạnh dạn cải tiến bằng cách bẻ làn nắn điệu đồng thời tăng cường diễn xuất thích đáng (những hệ thống làn điệu ra đời trong hoàn cảnh này).
– Điều quan trọng là do yêu cầu thể hiện những nhân vật, những tình huống trước đấy Chèo chưa có mà nếu bẻ làn nắn điệu cũng không đáp ứng nổi, nghệ nhân sẽ mạnh dạn sáng tạo những diễn xuất mới phù hợp mà nổi rõ hơn là ca múa. Những làn điệu, khuôn múa chuyên dùng, những mảng, lớp chuyên dùng chính đã ra đời trong trường hợp này.
Vậy có thể nói đặc điểm chuyên dùng và đa dùng nghệ thuật chứng tỏ, đúng ra là bộc lộ quy luật phát triển của Chèo cổ.
Sáu đặc điểm trên liên quan mật thiết với nhau, cái nọ bổ xung, hỗ trợ, tác động lại cái kia, cùng đứng chắc trên quan điểm triết lý mỹ thuật khá rõ. Sáu đặc điểm trên hình thành dần trong điều kiện và hoàn cảnh của một xã hội văn minh lúa nước, diễn biến tự phát, lẻ tẻ, chậm chạp, lại có một thời gian bị thử thách với xã hội phong kiễn thực dân, nhất là trước tầng lớp thị dân. Vì vậy có sáu đặc điểm này có tình trạng đan xen phức tạp giữa các yếu tố hiện còn khả năng đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người hôm nay với số yếu tố dẫu một thời được nhiều khán giả say mê nhưng giờ đã trở thành rườm rà, dài dòng. Điều này đòi hỏi một sự nhìn nhận thấu đáo mới hy vọng kế thừa, học tập thỏa đáng vốn cũ để phát huy xây dựng tốt cái mới.
1.2. Một số sân khấu Chèo chuyên nghiệp và làng Chèo tiêu biểu vùng đồng bằng Bắc Bộ đồng bằng Bắc Bộ
1.2.1.Các đoàn biểu diễn Chèo chuyên nghiệp
Các đoàn Chèo, nhà hát Chèo Việt Nam
Cấp cao nhất của các đoàn nghệ thuật Chèo là nhà hát Chèo. Các đoàn Chèo sau khi phát triển đủ điều kiện, UBND tỉnh sẽ ra quyết định thành lập nhà hát Chèo. Ở Việt Nam hiện có 10 nhà hát Chèo và 8 đoàn Chèo gồm :
Bảng 1.1. Danh sách các đoàn Chèo, nhà hát Chèo tại Việt Nam
TT Tên Nhà hát, Đoàn chèo
Năm thành lập Năm nâng cấp Trụ sở Điện thoại
1 Nhà hát Chèo Việt Nam 1951 Hà Nội 043.8343280 2 Nhà hát Chèo Hà Nội 1954 2002 Hà Nội 043.8254205 3 Nhà hát Chèo Ninh Bình 1959 Ninh Bình 0303.871902 4 Nhà hát Chèo Thái Bình 1959 Thái Bình 0363.831453 5 Nhà hát Chèo Quân đội 1954 2010 Hà Nội 043.8361161 6 Nhà hát Chèo Nam Định 1959 2007 Nam Định
7 Nhà hát Chèo Hải Dương 2007 Hải Dương 0323.852354 8 Nhà hát Chèo Hưng Yên 1997 2008 Hưng Yên
9 Nhà hát Chèo Bắc Giang 1959 2010 Bắc Giang 02403. 854946 10 Nhà hát Chèo Hà Nam 1997 2010 Hà Nam 03513.863960 11 Đoàn Chèo Hải Phòng - Hải Phòng 0313.849061 12 Đoàn Chèo Quảng Ninh 1963 - Quảng Ninh 0333.846523 13 Đoàn Chèo Phú Thọ - Phú Thọ 0213.847791 14 Đoàn Chèo Yên Bái - Yên Bái 0293.852558 15 Đoàn Chèo Vĩnh Phúc 2005 - Vĩnh Phúc
16 Đoàn Chèo Thái Nguyên - Thái Nguyên 0283.855631 17 Đoàn Chèo Thanh Hóa - Thanh Hóa 0373.856740 18 Đoàn Chèo Tuyên Quang - Tuyên Quang 0273.822689
(Nguồn : [52])
1.2.1.1. Nhà hát Chèo Việt Nam
Trụ sở làm việc Khu Văn hóa nghệ thuật Mai Dịch – phường Mai Dịch – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội.
Địa điểm biểu diễn : rạp hát Kim Mã (số 71 phố Kim Mã) – phường Kim Mã – quận Ba Đình – thành phố Hà Nội.
Giám đốc nhà hát : ông Hà Quốc Minh.
Điện thoại liên hệ : 043.7643280, Fax: 043.8370664,
Đ/t đặt vé : 04.38457403–Mobile : 0904.549579/0984.195833. Website : www.nhahatcheovietnam.com.
Email : info@nhahatcheovietnam.com.
Nhà hát Chèo Việt Nam là trung tâm biểu diễn, nghiên cứu và đào tạo nghệ thuật Chèo (thuộc Bộ Văn hoá – Thể thao & Du lịch), tiền thân là Tổ Chèo trong đoàn Văn công Nhân dân Trung ương, thành lập năm 1951 tại Việt Bắc. Từ ngày đầu thành lập, nhà hát đã tập hợp các nghệ nhân ưu tú trong một chương trình khai thác và học tập vốn cổ trong nghệ thuật Chèo. Trên cơ sở đó, nhà hát đã phục hồi,
chỉnh lí, cải biên thành công những vở Chèo truyền thống tiêu biểu như : Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình – Dương Lễ, Súy Vân, Từ Thức, Trương Viên …
– Nhà hát đã lưu diễn phục vụ nhân dân khắp mọi miền đất nước, đồng thời cũng có mặt ở nhiều nước trên Thế giới, giới thiệu nghệ thuật Chèo truyền thống của Việt Nam với bè bạn khắp năm châu. Với những đóng góp nổi bật trong sự nghiệp chung của ngành văn hóa, nhà hát Chèo Việt Nam cùng đội ngũ nghệ nhân,
nghệ sĩ của nhà hát đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý.
Nhà hát Chèo Việt Nam là cánh chim đầu đàn trong số các nhà hát Chèo và là điểm đến du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách khi muốn tìm hiểu
về bộ môn nghệ thuật Chèo.
1.2.1.2. Nhà hát Chèo Hà Nội
Nhà hát Chèo Hà Nội hiện có hai địa điểm :
Trụ sở làm việc, địa điểm biểu diễn : Số 15 phố Nguyễn Đình Chiểu – phường Nguyễn Du – quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội.
Địa điểm biểu diễn : rạp Đại Nam (số 89 phố Huế) – phường Ngô Thì Nhậm – quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội.
Giám đốc nhà hát : bà Trịnh Thúy Mùi.
Điện thoại liên hệ : 043.9434205 – 043.9437361. Website : www.cheohanoi.vn.
Email : nhahatcheohanoi@gmail.com.
Đoàn Chèo Hà Nội (tiền thân của nhà hát Chèo Hà Nội) khai sinh đúng vào ngày 20 – 12 – 1965, trên cơ sở sáp nhập đoàn Chèo II Trung ương và Chèo Kim Lan ở Hà Nội.
Chèo Hà Nội đã có bề dày về hoạt động nghệ thuật Chèo trong cả nước. Đoàn Chèo Trung ương II đã phục vụ trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp với nhiều vở Chèo nổi tiếng như : Tấm Cám, Ai mua hành tôi, Trinh nguyên, Đường về trận địa, Cô gái chống lầy. Và Đoàn Chèo Kim Lan với những vở như : Thạch Sanh, Sợi Tơ vàng, Quan Âm Thị Kính …
Đến những năm 80 của thế kỷ 20, những tác giả đa tài như Lưu Quang Thuận, Lưu Quang Vũ, Trần Huyền Trân, Trung Đông … cùng các đạo diễn hàng đầu như Dương Ngọc Đức, Doãn Hoàng Giang, Phạm Thị Thành đã cho ra đời các
vở : Đêm hội Long Trì, Ngọc Hân công chúa, Đồng tiền Vạn Lịch và đỉnh cao là vở Nàng Si Ta. Bằng những tài năng diễn xuất, sự lao động sáng tạo, cùng với tình cảm
của mình dành cho nghề nghiệp, cho nên những diễn viên của đoàn được người xem mến mộ. Tiếp bước lớp diễn viên lão thành như NSND Hoa Tâm, các nghệ sĩ Thanh Quý, Nguyễn Thị Thậm, Hoàng Từ, Thanh Tâm, Bích Thuần, Thanh Trầm