Các yếu tố quan trọng trong vở diễn

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 88 - 93)

6. Bố cục của luận văn

2.2.3.3.Các yếu tố quan trọng trong vở diễn

Với khách nước ngoài, do bất đồng ngôn ngữ (kể cả có phiên dịch cũng không thể hay bằng tự cảm nhận) nên người xem chú trọng vào thỏa mãn thị giác và thính giác (âm nhạc).

Bảng 2.8. Các yếu tố quan trọng theo góp ý của du khách

(tổng số phiếu điều tra : 100 phiếu)

Các yếu tố cần chú trọng

Khách trong nước Khách nước ngoài Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Âm nhạc 92 92 88 88 Phục trang 54 54 82 82 Các động tác múa 76 76 92 92 Ca từ 96 96 03 03 Kịch bản 90 90 00 00

(Nguồn : Tổng hợp tư liệu điều tra cá nhân)

Du khách nước ngoài sẽ tập trung chú ý đến các động tác múa, đến phục trang, phông cảnh, âm nhạc của vở diễn chứ không quá chú trọng vào nội dung ca từ hay kịch bản. Còn khách trong nước, cũng có sự đòi hỏi thỏa mãn lớn về các yếu tố trên song bên cạnh dó họ cũng mong muốn được đắm mình trong những ca từ ngọt ngào, nội dung lôi cuốn. Đây chính là điểm khác biệt chính đòi hỏi sự chú ý của người làm du lịch khi phục vụ từng đoàn khách. Ngoài ra, khách nước ngoài còn có mong muốn được tìm thưởng thức biểu diễn Chèo trong khung cảnh làng quê, được giao lưu với bà con địa phương để tìm hiểu phong tục tập quán của người dân tại các làng Chèo.

Tóm lại, có thể thấy rằng khách trong nước tìm đến Chèo thường là những người trung niên, những người muốn tìm về những khung cảnh xưa cũ, gốc gác, nguồn cội. Họ muốn thưởng thức những vở Chèo nguyên bản, đậm đà tính dân tộc, họ chủ yếu tập trung vào nghe và cộng cảm với người diễn. Còn khách nước ngoài, do có sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ nên họ tập trung chú ý vào yếu tố thị giác, dùng mắt để cảm thụ văn hóa. Họ không đòi hỏi người diễn phải trình bày toàn bộ tác phẩm mà chỉ cần xem các trích đoạn hay, những màn múa hát sinh động. Để phục vụ hài hòa hai nhu cầu gần như khác biệt này, người làm Chèo và người làm

du lịch cần có sự cộng tác, tham vấn để tổ chức ra các vở diễn, các tour phù hợp cho từng đối tượng cụ thể.

2.2.4. Hoạt động quảng bá du lịch

2.2.4.1. Các điểm biểu diễn Chèo chuyên nghiệp

Tại địa bàn thủ đô Hà Nội, để tăng cường hoạt động thu hút du khách, đồng thời phát triển sản phẩm du lịch chuyên đề tại các nước trên thế giới, trong năm 2011, thành phố quyết định chi gần 20 tỷ đồng cho công tác xúc tiến, quảng bá. Công tác xúc tiến tập trung nghiên cứu thị trường, học tập trao đổi kinh nghiệm và phát triển sản phẩm tại một số thị trường hàng đầu và tiềm năng của ngành du lịch

thủ đô như : Italia, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Thái Lan, Trung Quốc …

Ngành du lịch Hà Nội hiện đang tích cực tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh của mình đến với bạn bè quốc tế và bộ môn Chèo cũng được “thơm lây” từ các hoạt động này. Từ tháng 4 đến tháng 5 – 2006, nhà hát Chèo Hà Nội đã tham gia đợt tổ chức lưu diễn trong chương trình Những ngày văn hoá Việt Nam tại châu Âu, 18 nghệ sĩ Chèo xuất sắc đã có những ngày sôi nổi ở Pháp, Hà

Lan, Ba Lan. Một số vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính cùng trích đoạn Ba giá hầu đồng, Thị Mầu lên chùa ... đã được giới thiệu đến khán giả các nước trong dịp

này. Các nhà hát Chèo trên địa bàn Thủ đô đã biết liên kết với các công ty du lịch, lữ hành trong việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm tới khách du lịch và thu hút được một lượng khán giả đến với sân khấu Chèo. Nhà hát Chèo Việt Nam, nhà hát Chèo Hà Nội mỗi khi tổ chức dựng vở, trình diễn đã có sự liên kết với các công ty tổ chức sự kiện như Công ty TNHH thương mại và truyền thông cuộc sống (Life Event) trong việc quảng bá hình ảnh, thu hút sự chú ý của công chúng, kéo khán giả tới rạp. Bên cạnh đó, các nhà hát cũng đầu tư thuê các công ty quảng cáo dựng băng rôn, biểu ngữ trên các tuyến phố chính, sầm uất ở Thủ đô để quảng bá sản phẩm, vở diễn của mình. Trong các tài liệu hướng dẫn, cẩm nang du lịch Việt Nam, nghệ thuật Chèo được đưa vào giới thiệu với tư cách là một bộ môn nghệ thuật truyền thống lâu đời cho du khách tìm hiểu.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc quảng bá hình ảnh cho bộ môn nghệ thuật truyền thống Chèo song hiệu quả mang lại dường như vẫn chưa đạt được kỳ vọng của các nhà tổ chức. Các hoạt động xúc tiến, giới thiệu Chèo nói riêng và các

bộ môn nghệ thuật truyền thống khác với công chúng các nước vẫn còn khá mỏng, không định kỳ do đó dễ dẫn tới phai mờ trong tâm trí du khách.

Bảng 2.9. Hiểu biết của khách du lịch quốc tế đến Hà Nội về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam

(tổng số phiếu điều tra : 100 phiếu)

STT Loại hình nghệ thuật Số người biết Số người đã xem 1 Múa rối nước 100 100

2 Ca trù 18 16

3 Quan họ 32 28

4 Chèo 11 06

(Nguồn : Tổng hợp tư liệu điều tra cá nhân)

Sau khi thu thập bảng hỏi đã phát cho 100 khách du lịch quốc tế, qua thống kê của học viên thì có tới 100% khách du lịch biết đến loại hình nghệ thuật Múa rối nước. Tuy nhiên với các loại hình còn lại thì hầu như tỷ lệ khách biết đến là khá hạn chế. Đối với nghệ thuật sân khấu Chèo cổ, số người biết đến so trên tổng số du khách được hỏi quả thực rất ít. Theo du khách họ có được nghe hướng dẫn viên giới thiệu qua về bộ môn nghệ thuật này nhưng nhiều người chưa được xem trực tiếp. Như vậy nghệ thuật Chèo vẫn dường như là một thứ gì đó lạ lẫm, mơ hồ đối với du khách nước ngoài. Do không có sự thỏa thuận hợp tác nên vấn đề giới thiệu, quảng bá hình ảnh từ các điểm diễn qua các công ty đến khách du lịch là chung chung, thiếu cập nhật. Việc quảng bá các chương trình, sự kiện liên quan đến Chèo cũng thường ít xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Hiện nay cùng với xu hướng bùng nổ công nghệ thông tin, một kênh quảng bá quan trọng và tốn ít chi phí là Internet nhưng lại ít được các nhà hát Chèo chú ý tận dụng. Trên các trang web du lịch, số lượng website có giới thiệu về các điểm biểu diễn Chèo với tư cách là một điểm đến du lịch rất hạn chế. Về phần mình, website của nhà hát Chèo Việt Nam hiện nay vẫn là một trang web đóng, ít cập nhật (lần gần đây nhất đã là tháng 3 năm 2011), không có thông tin về lịch diễn … và không có phiên bản tiếng Anh, còn website của nhà hát Chèo Hà Nội trong thời

Chèo nhưng trong tư liệu của mình các trang này đều không giới thiệu được các hình ảnh, video … về nghệ thuật Chèo để người xem tận mục sở thị. Việc này phần nào khiến cho các kênh tiếp cận thông tin của du khách khi muốn tra cứu về loại hình nghệ thuật truyền thống này bị bó hẹp gây giảm hứng thú, tâm lý ngại khó và … thôi tìm hiểu. Tại các điểm biểu diễn Chèo, các nhà quản lý chưa tạo dựng được những hoạt động thu hút du khách tham quan tìm hiểu, rạp hát chỉ hoạt động vào những ngày có vở diễn còn lại phần lớn thời gian trong năm đều bỏ không hoặc cho thuê hội trường tổ chức hội thảo, sự kiện. Bên trong rạp nhiều khoảng không gian bỏ trống, không trưng bày các hình ảnh, đồ vật, không tạo dựng được những không gian văn hóa về làng quê, về bộ môn Chèo để du khách có thêm điều kiện tìm hiểu, cảm thụ.

2.2.4.2. Các làng Chèo

Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển du lịch. Từ đầu năm 2011 đến nay, trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch của Hưng Yên đã phát hàng vạn cuốn sách quảng bá về du lịch tỉnh như cuốn “Du lịch Hưng Yên”, cuốn “Một vùng quê văn hiến”, Bản tin du lịch Hưng Yên, các tờ gấp giới thiệu về các điểm di tích cho khách tham quan, góp phần tạo dựng hình ảnh quê hương Hưng Yên văn minh, thân thiện, hiếu khách.

Tuy nhiên, trên mặt bằng quảng bá du lịch của tỉnh Hưng Yên thì việc quảng bá du lịch về làng Chèo Thiết Trụ vẫn chưa được quan tâm. Làng Chèo Thiết Trụ hiện vẫn chưa được coi là một điểm dừng trong các tour du lịch khi du khách đến tham quan xã Bình Minh nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung. Điều này đã khiến cho thông tin về làng Chèo đến với du khách không được rộng rãi hay thẳng thắn là rất hiếm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về phần làng Chèo Khuốc có phần may mắn hơn khi được Sở văn hóa thể thao & du lịch Thái Bình quy hoạch thành một điểm trong tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh. Trên các trang mạng, cũng có rất nhiều bài giới thiệu về làng Chèo Khuốc như là một địa điểm không thể bỏ qua đối với những ai yêu mến vùng đất Thái Bình cũng như bộ môn nghệ thuật Chèo.

Trong các chương trình truyền hình trực tiếp về ca múa nhạc dân tộc, các chương trình điểm hẹn văn hóa, liên hoan dân ca Việt Nam … làng Khuốc đã được

biết đến với tư cách là một vùng quê giàu truyền thống bảo tồn và gìn giữ tốt nghệ thuật Chèo cổ. Nhưng bên cạnh những điều đã làm được thì vẫn còn nhiều điều cần chú ý đó là hầu hết những hoạt động quảng bá hình ảnh cho Chèo Khuốc đều xuất phát từ các báo đài trung ương còn bản thân làng Chèo với chính quyền địa phương thì chưa có sự quan tâm, đầu tư, thực hiện đúng tầm mức của công việc này. Hiện nay đường về làng Chèo Khuốc vẫn chưa có biển chỉ dẫn, đầu làng không có áp phích hay bất kỳ tấm biển quảng cáo, chào mừng du khách đến tham quan làng Chèo. Thậm chí, khi tác giả luận văn tìm hiểu những người dân cùng sinh sống tại huyện Đông Hưng _ cách làng 03 km thì nhiều người vẫn không hề biết có địa danh làng Chèo Khuốc. Đây thực sự là một sự thiếu xót chứng tỏ khâu quảng bá về làng Chèo vẫn còn nhiều điều cần phải quan tâm, sửa chữa nếu muốn khai thác phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 88 - 93)