Nhân lực trong du lịch Chèo cổ

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 93 - 95)

6. Bố cục của luận văn

2.2.5.Nhân lực trong du lịch Chèo cổ

2.2.5.1. Các điểm biểu diễn Chèo chuyên nghiệp

Nhân lực có trình độ cao là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Yếu tố lao động trong du lịch có vai trò rất quan trọng, có thể nói đó cũng là nguồn tài nguyên góp phần tạo nên giá trị chung, ảnh hưởng không nhỏ đến cảm nhận của du khách trong quá trình trải nghiệm. Nhân lực phục vụ du lịch được đào tạo tốt, có nghiệp vụ chuyên môn cao, tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề mến khách sẽ nâng cao đáng kể khả năng đáp ứng, chất lượng phục vụ. Vì vậy, muốn phát triển du lịch dựa trên việc khai thác tài nguyên Chèo cổ đòi hỏi phải có một lực lượng nhân lực tương xứng mới có thể đánh thức tiềm năng.

Bảng 2.10. Nhân lực nhà hát Chèo Việt Nam, nhà hát Chèo Hà Nội

(Đơn vị tính : người)

Nhà hát Chèo Việt Nam

Nhà hát Chèo Hà Nội Số lượng cán bộ công nhân viên 150 126

Số lượng diễn viên 110 98

Số lượng người đã qua đào tạo về du lịch

00 01

(nguồn : Phòng hành chính Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Chèo Hà Nội) Qua bảng số liệu trên ta thấy các nhà hát Chèo hiện nay chủ yếu quan tâm đến hoạt động nghệ thuật chuyên môn thuần túy chứ chưa có sự đầu tư đáng kể nào cho hoạt động du lịch. Số lượng người biết ngoại ngữ tại các nhà hát hiện nay chưa nhiều, đa phần là tiếng Anh, trình độ A, B và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ cũng khiêm tốn. Nhiều khi, du khách muốn trò chuyện trực tiếp với các nghệ sĩ, các diễn viên nhạc công đều phải thông qua phiên dịch của hướng dẫn viên làm hạn chế hiểu biết và độ hứng thú của họ.

Bên cạnh đó, trong số lượng cán bộ – công nhân viên ở hai địa điểm biểu diễn mà học viên tiến hành khảo sát thì số người đã qua đào tạo về nghiệp vụ du lịch rất ít, nhân lực trong hoạt động du lịch tại chỗ như vậy là không có. Đây là hai điểm biểu diễn nằm ngay ở thủ đô Hà Nội, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận các tài liệu, chuyên gia mà tình trạng như vậy thì ở các điểm biểu diễn khác với điều kiện hạn chế hơn có lẽ hoàn cảnh cũng tương tự. Đội ngũ diễn viên và cán bộ chưa được tiếp xúc nhiều với các kiến thức, nghiệp vụ cơ bản sẽ khiến chất lượng du lịch tại các điểm diễn chưa được cao. Vì khi có được sự hướng dẫn, đào tạo bài bản những nghiệp vụ như tiếp tân, hướng dẫn du khách, đội ngũ cán bộ diễn viên tại các điểm diễn sẽ có tác phong chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ cũng theo đó mà ổn định và tốt hơn. Du khách có nhiều quốc tịch, có nhiều sở thích thói quen tùy theo tâm sinh lý, địa lý từng vùng miền, quốc gia đòi hỏi cần có sự hiểu biết để điều chỉnh phù hợp trong giao tiếp, ứng xử. Mặc dù, nhận thức được sự thiếu về số lượng, yếu về chất lượng nhân lực trong du lịch như vậy nhưng các nhà hát vẫn chưa có được chiến lược phát triển bài bản. Theo lãnh đạo nhà hát Chèo Việt Nam, nhà hát đã có dự định cử 02 cán bộ đi học, đào tạo về du lịch nhưng do thiếu kinh phí nên vẫn chưa thể sắp xếp.

Bên cạnh một số điểm hạn chế, do xuất phát từ nghệ thuật sân khấu dân gian và các nghệ sĩ đa phần đều có xuất thân từ con em làng xã nên tính hiếu khách đã ăn sâu vào tiềm thức của họ. Khi đến liên hệ với nhà hát Chèo,học viên đã được các cán bộ - công nhân viên tại đây đều có thái độ rất thân thiện, nhiệt tình, tạo điều kiện tham quan hết sức thuận lợi. Sự gần gũi, ấm áp mà đội ngũ diễn viên, cán bộ

nhà hát là điểm cần chú trọng trong việc xây dựng điểm du lịch Chèo bởi du khách luôn đánh giá cao những điểm đến yêu mến họ.

2.2.5.2. Các làng Chèo

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 93 - 95)