Thực trạng du lịch Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 101 - 104)

6. Bố cục của luận văn

3.1.1. Thực trạng du lịch Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010

Với mức tăng trưởng 2 con số (đứng thứ 4 với mức tăng trưởng trên 30%), du lịch Việt Nam và các nước Singapo, Nhật Bản, Ấn Độ, Inđônêsia … nằm trong danh sách 24 nước được tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đánh giá có tốc độ tăng trưởng tích cực nhất.

Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010” (theo Quyết định số : 97/2002/QĐ - TTg do Thủ tướng Phan Văn Khải ký ngày 22 tháng 7 năm 2002) đã xác định một số mục tiêu :

“Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001 – 2010 đạt 11 – 11,5%/năm, với các chỉ tiêu cụ thể sau :

Năm 2005 : khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 3 đến 3,5 triệu lượt người, khách nội địa từ 15 đến 16 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt trên 2 tỷ USD;

Năm 2010 : khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt trên 4 đến 4,5 tỷ USD”.

Như vậy có thể thấy rằng, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được hầu hết những chỉ tiêu đã đặt ra trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010” với kết quả đáng khích lệ :

Bảng 3.1. Số liệu thống kê chung du lịch toàn quốc

Năm Khách quốc tế (lượt) Khách nội địa (lượt) Thu nhập du lịch Lao động (người) Cơ sở lưu trú (cơ sở) Buồng lưu trú (buồng) 2005 3.477.500 16.000.000 30.000 275.128 7.603 150.105 2006 3.583.486 17.500.000 51.000 310.675 8.516 -

2007 4.229.439 19.200.000 56.000 391.177 9.633 189.436 2008 4.235.792 20.500.000 64.000 424.740 10.638 205.979 2009 3.772.359 25.000.000 70.000 - 10.900 215.000 2010 5.049.855 28.000.000 96.000 - 12.000 235.000

(Nguồn : [64])

Điều này cần đặt trong bối cảnh khó khăn của nền du lịch khu vực và Thế giới như dịch bệnh SARS năm 2003 tại Châu Á, thảm họa sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và ảnh hưởng kéo dài của nó đến tận ngày nay để nhận thấy sự nỗ lực của ngành du lịch là rất đáng trân trọng.

Chỉ tiêu Mục tiêu đặt ra Kết quả thực

Năm 2005

Lượng khách

quốc tế (lượt) 3.000.000 – 3.500.000 3.477.500 Lượng khách

nội địa (lượt) 15.000.000 – 16.000.000 16.000.000 Thu nhập du lịch (tỷ USD) >2 1,875 Năm 2010 Lượng khách quốc tế (lượt) 5.500.000 – 6.000.000 5.049.855 Lượng khách

nội địa (lượt) 25.000.000 – 26.000.000 28.000.000 Thu nhập du

lịch (tỷ USD) 4 – 4,5 4,8

Du lịch đã có sự phát triển rõ rệt, đạt được những kết quả khả quan đáng ghi nhận như : nhận thức về du lịch của các cấp, các ngành được nâng lên rõ rệt, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật được cải thiện cả về chất lượng và số lượng, lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đều có mức tăng trưởng cao, đạt 5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 28 triệu lượt khách du lịch nội địa năm 2010. Thu nhập từ du lịch tăng từ 20,5 ngàn tỷ đồng năm 2001 lên 96 ngàn tỷ đồng năm 2010 (đóng góp 4,5% vào GDP cả nước năm 2010) và là một trong năm ngành tạo thu nhập ngoại tệ cao nhất cho đất nước, khẳng định vai trò quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh

tế quốc dân. Du lịch đã thu hút được 250 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 4,5 tỷ USD, đến năm 2008 đã tạo ra khoảng 420.000 lao động trực tiếp và khoảng 1 triệu lao động gián tiếp cho xã hội. Du lịch phát triển góp phần thay đổi diện mạo cho đất nước, hình ảnh đất nước con người Việt Nam cũng được quảng bá rộng rãi với bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn được đánh giá là phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Trước tiên là vấn đề nhận thức trong việc quy hoạch, phát triển hạ tầng du lịch, bảo tồn và phát huy các giá trị về văn hoá, lịch sử, cảnh quan. Một số ví dụ cụ thể như khu vực Tràng Tiền, Nhà hát Lớn, Bác Cổ nên biến thành một khu vườn hoa nhưng lại cho xây dựng khách sạn Hilton, khu du lịch Tam Đảo trên Vĩnh Phúc đã xuống cấp, Hạ Long mất bãi biển vì khách sạn Hoàng Gia.

Bên cạnh đó, du lịch cũng gây tác động xấu tới môi trường, làm du lịch phát triển kém bền vững. Như đối với thành phố Đà Nẵng, một trong những đô thị lớn của cả nước với vai trò là trung tâm kinh tế – xã hội của miền Trung, có kết cấu hạ tầng hiện đại, dự kiến đến năm 2020, thành phố được đầu tư thêm 32 khu du lịch với tổng diện tích trên 2.500 ha. Với mật độ phát triển du lịch khá cao như vậy và với việc thiếu quan tâm đúng mức tới vấn đề bảo vệ môi trường ở các khu du lịch như hiện nay, nhiều chuyên gia cảnh báo sẽ xảy ra những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao như ô nhiễm rác thải sinh hoạt của du khách, ô nhiễm nước thải sinh hoạt … Ngoài vấn đề quy hoạch phát triển, vấn đề đối xử thô bạo với di tích và các giá trị văn hoá khác cũng đáng lo ngại. Trong khi khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có từ hàng ngàn năm, chúng ta lại đang làm tổn hại tới các giá trị này. Có thể lấy trường hợp trùng tu hay nói đúng hơn là phá bỏ để xây mới thành nhà Mạc ở Tuyên Quang, việc trùng tu thành cổ Sơn Tây …

Ngoài ra việc các văn bản pháp luật chồng chéo, quy định không rõ ràng, không rõ trách nhiệm, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể, việc quy định hạn chế tốc độ xe trên các tuyến quốc lộ gây kéo dài thời gian đi lại, ức chế hành khách. Việc hạn chế xe chở khách du lịch đi vào các tuyến phố chính của Hà Nội đã gây khó khăn cho doanh nghiệp lữ hành, gây ấn tượng không tốt cho khách du lịch do phải chờ đợi, chuyển xe …

Điều này phần nào lý giải vì sao xếp hạng cạnh tranh của du lịch Việt Nam khá thấp so với các nước trong khu vực. Theo Viện nghiên cứu phát triển du lịch, năm 2008, Việt Nam xếp thứ 97 trên tổng số 113 nước, trong khi Singapo xếp thứ 7, Malaysia xếp thứ 32, Thái Lan đứng thứ 42.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)