Trên Thế giới

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 107 - 108)

6. Bố cục của luận văn

3.1.3.2.Trên Thế giới

Nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền nói chung và nghệ thuật Chèo nói riêng là một viên ngọc quí, một cuốn sử bằng vàng và rất nhiều giá trị về văn hóa, nhân văn – xã hội … khác, chứng tích của những thời kỳ lịch sử làm nên đất nước và con người Việt Nam. Cùng với những giá trị giá trị văn hóa của mình, Chèo là một phần gương mặt, một trang hộ chiếu, một tấm bản đồ, góp phần tạo nên hình ảnh của Việt Nam trước con mắt bạn bè Thế giới.

Nghệ thuật sân khấu truyền thống là một phần không thể thiếu của nghệ thuật truyền thống, nói rộng ra là văn hoá truyền thống. Người ta thường ví văn hoá là khuôn mặt của một dân tộc. Một đất nước rất giàu mà mất đi bản sắc văn hoá riêng của mình thì đó cũng chỉ còn là một tập hợp người không có gương mặt, nghĩa là chẳng còn biết họ là ai. Bởi thế nhiều nước, dù giàu dù nghèo, càng giàu người ta càng cần phải giữ lấy bản sắc văn hoá của mình, trong đó có kịch (chủ yếu là ca kịch).

Trung Quốc có Kinh kịch và rất nhiều kịch địa phương. Nhật Bản có kịch Noh được gìn giữ, giới thiệu như quốc bảo, từ quốc khách đến người du lịch đều đòi xem hoặc phải xem, không xem thì như thiếu một cái gì. Điều này đã khiến Nadim Hitmet, nhà thơ nổi tiếng Thế giới người Thổ Nhĩ Kỳ hoang mang. Ông xem Kinh kịch, thấy rất buồn chán nhưng tự nhủ chẳng lẽ cả tỷ con người đều thích Kinh kịch mà nó lại "không có gì". Thế là ông kiên nhẫn đi xem đến 10 lần. Đến lần thứ 11 thì ít ra, ông cũng không buồn vì phải đi ngủ muộn nữa.

Không chỉ kịch cổ, ở Nga có một nhà hát nổi tiếng thế giới, đó là Nhà hát Lớn. Kịch mục của nhà hát (cũng nổi tiếng thế giới) có vở ba lê "Hồ Thiên nga".

Được sự tài trợ của nhà nước Xô viết (cũ), một trăm năm nay, diễn viên lớp trước già yếu thì lớp sau kế tiếp, nhà hát chỉ tập trung duy trì vở ba lê cổ điển này ở vị trí hàng đầu trong kịch mục của mình. Nhưng cũng chính vì thế, đã nói đến nước Nga thì phải nói về vở Hồ Thiên nga, âm nhạc Tchaikovsky viết cho vở thành một phần văn hoá Nga và … vào xem không dễ, đặt vé hàng năm trước chưa chắc đã đến lượt.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 107 - 108)