Nhận xét về thực trạng khai thác nghệ thuật Chèo cổ phục vụ hoạt động du

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 95 - 97)

6. Bố cục của luận văn

2.3.Nhận xét về thực trạng khai thác nghệ thuật Chèo cổ phục vụ hoạt động du

tự phát, tự biên, tự diễn là chính. Các cấp chính quyền sở tại mà cụ thể là UBND xã, thôn các làng Chèo tuy đã có sự nhận thức bước đầu về tầm quan trọng của “ngành công nghiệp không khói” nhưng lại chưa được giảng giải hay chủ động tiếp cận với các thông tin khoa học, các kiến thức cơ bản về du lịch. Vì vậy, họ chưa đưa ra được các định hướng chiến lược cho lao động địa phương, chưa tổ chức đào tạo, huấn luyện, phổ biến về các kiến thức, nghiệp vụ du lịch. Do không được chính quyền, các công ty du lịch giúp đỡ hướng dẫn, đào tạo các nghiệp vụ liên quan cũng như tự tìm tòi học hỏi nên nhân lực du lịch tại địa phương là tự phát và hầu như cũng chỉ dừng lại ở số lượng khiêm tốn. Khi được phỏng vấn, đa phần người dân địa phương bộc bạch rằng họ hầu như chưa được tiếp cận với các nghiệp vụ về du lịch. Đây là một trong những nguyên nhân gây hạn chế về chất lượng dịch vụ khi du khách ghé thăm các làng Chèo và đòi hỏi cần có sự quy hoạch, đào tạo có bài bản trong tương lai.

Người dân địa phương mới chỉ dừng lại ở mức độ đón tiếp khách đơn thuần, chủ yếu dựa trên lòng hiếu khách của bản thân. Họ là những gia đình địa phương, nghệ nhân có tâm huyết, nhiệt tình giúp đỡ, trò chuyện, biểu diễn cho du khách khi họ tới thăm. Điều này là rất đáng quý vì khách du lịch khi đến làng Chèo sẽ được sống trong một môi trường thân thiện, chan hòa khi xung quanh là những người dân quê hiền lành, đôn hậu, nhiệt tình biểu diễn ... Bên cạnh đó, khí hậu trong lành ở làng quê cùng với không gian văn hóa đặc trưng sẽ tạo cho du khách những thời gian thư giãn vô cùng lý thú mà các điểm biểu diễn chuyên nghiệp không có được.

2.3. Nhận xét về thực trạng khai thác nghệ thuật Chèo cổ phục vụ hoạt động du lịch động du lịch

2.3.1. Những mặt tích cực 2.3.1.1. Công tác tổ chức quản lý

Sự quan tâm tạo điều kiện, áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi của Nhà nước đối với nghệ thuật truyền thống nói chung và nghệ thuật Chèo nói riêng. Nhà nước hàng

năm đều cấp kinh phí hỗ trợ, đầu tư xây dựng các địa điểm biểu diễn, các rạp hát cho các đoàn nghệ thuật biểu diễn như rạp Kim Mã cho nhà hát Chèo Việt Nam, rạp Đại Nam cho nhà hát Chèo Hà Nội …

Bộ Văn hóa, thể thao & du lịch, Tổng cục du lịch Việt Nam cùng các Sở Văn hóa, thể thao & du lịch tạo điều kiện tổ chức hội thảo để các nhà hát Chèo cùng các công ty du lịch và các nhà nghiên cứu chuyên môn gặp mặt, hợp tác trong lĩnh vực du lịch.

Bộ Văn hóa, thể thao & du lịch, Tổng cục du lịch Việt Nam tạo điều kiện để các nhà hát Chèo cử diễn viên tham gia vào các tuần lễ xúc tiến du lịch, các ngày hội văn hóa Việt Nam tại các nước trong khu vực và Thế giới để giới thiệu nghệ thuật truyền thống Việt Nam với bạn bè quốc tế.

2.3.1.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch Chèo cổ

Cơ sở vật chất của các đoàn Chèo được nhà nước dành cho nhiều ưu đãi như trụ sở, rạp hát nằm ở những nơi có vị trí giao thông tiện lợi, thuận tiện cho du khách trong việc tiếp cận, tham quan.

2.3.1.3. Nhu cầu của du khách

Đa phần du khách quốc tế đều có sự quan tâm muốn tìm hiểu về bộ môn nghệ thuật truyền thống Chèo của chúng ta. Du khách nước ngoài luôn quan tâm đến những thứ độc đáo, tinh túy của dân tộc khác và Chèo đáp ứng được nhu cầu đó.

Khách du lịch trong nước, đặc biệt là du khách trung niên ở đồng bằng Bắc Bộ nhìn chung đều mê Chèo. Việc dành một thời gian lớn để thưởng thức, giao lưu với các nghệ sĩ, nghệ nhân và cư dân làng Chèo là một niềm ao ước của nhiều người. Do đó, một lượng không nhỏ du khách hiện nay có nhu cầu du lịch liên quan tới nghệ thuật Chèo truyền thống.

2.3.1.4. Hoạt động quảng bá du lịch

Hiện nay, việc thường xuyên biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống ở nội thành Hà Nội, xây dựng các chương trình nghệ thuật tiêu biểu phục vụ khách du lịch quốc tế và quảng bá rộng rãi, bền bỉ tới du khách và các công ty lữ hành quốc tế đang thu được những hiệu quả đáng kể. Khách đã biết nhiều hơn đến các

loại hình nghệ thuật của chúng ta, hào hứng khi thưởng thức và tìm hiểu những nét đẹp văn hóa của Việt Nam.

Với những chương trình tour dài ngày của khách quốc tế ở Hà Nội, các công ty xây dựng những tour đến thưởng thức nghệ thuật truyền thống, thăm làng nghề, trong không gian mang đậm văn hóa lúa nước ở ngoại thành hoặc các tỉnh lân cận như nghe Chèo ở Thái Bình, nghe quan họ ở Bắc Ninh, múa sạp dân tộc Thái ở Hòa Bình, xem rối nước ở Đông Anh ... Khách du lịch có những phản hồi rất tích cực. Nhiều khách truyền tai nhau, hiệu ứng quảng bá ngoài sức tưởng tượng của ban đầu của các nhà kinh doanh lữ hành. Nhiều trường hợp ngay từ khi đặt tour, các công ty đã nhận được những yêu cầu thưởng thức loại hình nghệ thuật nào, đến thăm địa điểm nào của du khách, phần lớn do việc quảng bá văn hóa, du lịch của Việt Nam thời gian gần đây ra nước ngoài rất rầm rộ, một phần là do khách mách nhau, chia

sẻ trên các diễn đàn du lịch.

2.3.1.5. Nhân lực trong du lịch

Thuận lợi lớn nhất hiện nay về nguồn nhân lực của các điểm biểu diễn Chèo chuyên nghiệp cũng như các làng Chèo là sự nhiệt tình của đội ngũ diễn viên, của cộng đồng dân cư đối với khán giả nói chung và khách du lịch nói riêng.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 95 - 97)