6. Bố cục của luận văn
1.1.5. Những yếu tố cấu thành của nghệ thuật Chèo cổ
1.1.5.1. Sân khấu Chèo cổ
Chèo cổ còn được gọi là Chèo sân đình là loại hình Chèo của những phường chèo xưa, thường được biểu diễn ở các sân đình, sân chùa, sân nhà các gia đình quyền quý, giàu có. Sân khấu Chèo cổ thường chỉ là một chiếc chiếu trải ngoài sân, đằng sau treo chiếc màn nhỏ. Sân khấu Chèo cổ diễn theo lối ước lệ vì vậy sân khấu không có phông màn, chỉ có một tấm vải nhuộm màu ngăn đôi buồng trò và sàn diễn. Cảnh trí chỉ được thể hiện theo ngôn ngữ, động tác cách điệu của diễn viên. Khi diễn viên diễn xuất nhạc công ngồi hai bên mép chiếu dạo đàn đế trong khi khán giả ngồi vây ba mặt để xem.
1.1.5.2. Nhân vật trong Chèo
Nhân vật trong Chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hoá và rập khuôn. Tính cách của các nhân vật trong Chèo thường không thay đổi với chính vai diễn đó. Những nhân vật phụ của Chèo có thể đổi đi và lặp lại ở bất cứ vở nào nên hầu như không có tên riêng. Có thể gọi họ là thầy đồ, phú ông, thừa tướng, thư sinh, hề … Tuy nhiên qua thời gian, một số nhân vật như Thiệt Thê, Thị Kính, Thị Mầu, Súy Vân đã thoát khỏi tính ước lệ đó và trở thành một nhân vật có cá tính riêng.
Diễn viên đóng chèo nói chung là những người không chuyên, hợp nhau lại trong những tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phường Chèo hay phường Trò …
“Hề” là một vai diễn thường có trong các vở diễn Chèo. Anh hề được phép chế nhạo thoải mái cũng như những anh hề trong cung điện của vua chúa Châu Âu. Các cảnh diễn có vai hề là nơi để cho người dân đả kích những thói hư tật xấu của xã hội phong kiến hay kể cả vua quan, những người có quyền, có của trong làng xã. Có hai loại hề chính bao gồm : hề áo dài và hề áo ngắn.
1.1.5.3. Phục trang
Phục trang của các nhân vật trong các vở diễn Chèo là những trang phục truyền thống, thường ngày của người dân đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Tùy theo các vai diễn cụ thể mà có các trang phục phù hợp cho từng nhân vật. Đức vua thì có long bào, các bà hoàng bà chúa thì áo váy lụa là, kẻ hầu người hạ thì áo ngắn, quần chẽn. Người phụ nữ chính chuyên là “khăn đen mỏ quạ, áo xống thắt lưng xanh đen giản dị” hay áo tứ thân mớ ba mớ bảy, thư sinh nhà Nho mặc trang phục áo the, khăn xếp, guốc mộc … Đạo cụ của người diễn hay sử dụng là chiếc quạt. Do yếu tố kinh phí nên thường các trang phục của diễn viên trong các vở Chèo đa phần đơn giản, dễ kiếm không quá màu mè, cầu kỳ, sang trọng.
1.1.5.4. Nhạc cụ
Chèo sử dụng tối thiểu là hai loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt và đàn nhị đồng thời thêm cả sáo nữa. Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm chọe. Bộ gõ nếu đầy đủ thì có trống cái, trống con, trống cơm, thanh la, mõ. Trống con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa và đệm cho câu hát. Có câu nói “phi trống bất thành Chèo” chỉ vị trí quan trọng của chiếc trống trong đêm diễn Chèo. Trong Chèo hiện đại có sử dụng thêm các nhạc cụ khác để làm phong phú thêm phần đệm
như đàn thập lục, đàn tam thập lục, đàn nguyệt, tiêu … 1.1.5.5. Kỹ thuật kịch
Đây là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng và có thể được biểu diễn ngẫu hứng. Sân khấu Chèo dân gian đơn giản, những danh từ Chèo sân đình, chiếu Chèo cũng phát khởi từ đó. Đặc điểm nghệ thuật của Chèo bao gồm yếu tố kịch tính, kỹ thuật tự sự, phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ước lệ và cách điệu. Ngôn ngữ Chèo có sử dụng những câu thơ chứ Hán,
những điển cố mang tính ước lệ hoặc đưa vào những câu ca dao dân dã với khuôn mấu lục bát rất tự do, thoải mái về câu chữ. Chèo không có cấu trúc cố định năm hồi một kịch như trong sân khấu Châu Âu mà các nghệ sĩ tham gia diễn Chèo thường ứng diễn. Do vậy, vở kịch kéo dài hay cắt ngắn tùy thuộc vào cảm hứng của người nghệ sĩ hay đòi hỏi của khán giả. Không giống các vở opera buộc các nghệ sĩ phải thuộc lòng từng lời và hát theo nhạc trưởng chỉ huy, nghệ sĩ Chèo được phép tự do bẻ làn, nắn điệu để thể hiện cảm xúc của nhân vật. Só làn điệu Chèo theo ước
tính có khoảng trên 200.
1.1.6. Các đặc trưng của nghệ thuật Chèo cổ
1.1.6.1. Chèo cổ thuộc loại sân khấu khuyến giáo đạo đức
Chèo chủ yếu đi vào các câu chuyện hàng ngày xảy ra nơi thôn dã, hoặc trong nhà “quan”, để nói những mối quan hệ tốt xấu về mẹ chồng nàng dâu, dì ghẻ con chồng, vợ chồng bè bạn … Các tích Chèo (cổ) thường là những câu chuyện kể về cuộc đời hoặc một quãng đời có tác dụng quyết định số phận nhân vật, trong đó, nhân vật thư sinh (hoặc một viên khoa bảng) giữ vai trò chủ chốt, cầm cân nẩy mực trong gia đình, lấy tam cương ngũ thường là rường mối, lấy việc học hành thi đỗ làm đường tiến thân; còn người thân của họ “sẽ phải gặp” những biến cố xã hội xảy đến, để bộc lộ tâm trạng và cách ứng phó hữu hiệu khả dĩ vượt qua khó khăn, làm sao nổi lên những khía cạnh đạo đức, đúng với yêu cầu đề ra cho tiết mục của tác giả. Số khía cạnh đạo đức này cũng nằm trong phạm trù tam tòng tứ đức, cụ thể ở chèo là hiếu, nghĩa, tiết, giúp chồng con họ gắng đạt tới chữ trung quân.
Tựu chung, chiếu Chèo xưa được đưa ra trước bà con nông dân những hình mẫu lý tưởng như : thư sinh nhà nghèo, cố công học tập để tiến thân, thi đỗ xuất sắc và khi làm quan thì xả thân “phục vụ đấng minh quân”. Cùng với họ là những người vợ hiền thục, người dâu hiếu nghĩa, dám hy sinh tất cả cho chồng con yên tâm dùi mài kinh sử, chiếm bảng khôi khoa làm rạng rỡ tông môn. Ngoài ra còn có cả những kẻ thất đức bất nhân ngãng trở đường đi của họ, hoặc chịu ở vị trí “đối tỷ” cốt làm nổi bật các vai chủ chốt chính diện. Phần kết của các nhân vật đều nhằm làm gương cho người đời, hoặc là tốt đẹp tươi vui để khêu gợi kích thích ngưỡng mộ cố gắng noi theo, hoặc là đem kết cục nhãn tiền chẳng ra gì để họ răn ngừa, né tránh.
1.1.6.2. Chèo thuộc loại kịch hát dân tộc, một dạng hát – múa – nhạc – kịch mang tính tổng hợp mang tính tổng hợp
Ở nước ta, các nhà hoạt động sân khấu xếp Cải lương, Tuồng, Chèo cùng loại kịch hát dân tộc, ý chỉ cả 3 bộ môn đồng thời dùng hát, múa tạo hình làm thủ pháp thể hiện cấu thành ngôn ngữ nghệ thuật kịch chủng.
Câu cửa miệng của nhân dân ta xưa nay vẫn nói hát Chèo (hoặc xem hát) với nghĩa bao gồm hát (bằng miệng và tâm) và diễn (bằng động tác hình thể). Vì thế, thưởng thức biểu diễn Chèo được gọi là xem hát.
Chèo là một chủng loại kịch đòi hỏi nhân vật phải hành động, dĩ nhiên thiên nhiều về hành động nội tâm, cả ước vọng và tâm trạng do ngôn ngữ nghệ thuật sở trường tả ý chi phối.
Với nghệ thuật Chèo, trên cơ sở bản trò (viết bằng thơ văn vần và nói thường) nghệ nhân sẽ kết hợp khôn khéo hát múa với động tác cách điệu tương ứng, để “kể lại” tích chuyện và thể hiện phẩm cách nhân vật, sao cho hiệu quả và sống động. Việc đòi hỏi bản trò phải viết theo niên luật thơ ca cũng là điều tất nhiên, bởi tiếng nói con người vốn đã là hình thức cổ nhất, đơn giản nhất của âm nhạc và chỉ riêng nói với ngữ điệu riêng biệt của từng cộng đồng người, mới có thể biểu đạt cảm xúc suy nghĩ vô cùng phong phú của mỗi cá nhân sống trong đó. Vào chiếu diễn, nghệ nhân sẽ tùy vai, tùy nơi, tùy lúc (và chính là tùy tài riêng) mà vận dụng linh hoạt mỗi bộ môn nghệ thuật đã trở thành thủ pháp cấu thành ngôn ngữ Chèo.
1.1.6.3. Chèo thuộc loại kịch hát bi – hài dân tộc
Phần lớn nhân vật chính yếu, trước hết là nhân vật nữ của Chèo đều có quãng đời hết sức khổ cực (người nghiêng về khổ cực vật chất, người nghiêng về khổ cực tinh thần) ở đủ dạng, đủ vẻ, mang tính bi rõ rệt, như những Thị Phương, Cúc Hoa, Kiều Liên, Mẫu Thoải, bà Chúa Ba … Tuy nhiên, những nhân vật đó khi lên chiếu Chèo, qua diễn xuất tài tình và nhiều khi tinh tế của nghệ nhân, kết hợp với đòi hỏi những hình thức quen thuộc của đông đảo bà con, rất nhiều cái cười đủ kiểu, đủ mức “pha” vào suốt thời gian diễn trò từ đầu đến cuối, chiếm tỷ lệ hàng 1/2 tới 2/3 buổi hát. Điều “quá đáng” lại được cái có hậu của tất cả các tích chèo hậu thuận, nên càng làm tăng tính lạc quan và góp phần quan trọng tạo sự thoải mái cho bà con
khi thưởng thức. Vì thế nhiều nhà khảo cứu sân khấu dân tộc từng “duy danh” mà cắt nghĩa chèo xuất phát từ chữ trào (trào lộng) mà ra.
Tuy nhiên, cái hài không làm nên câu chuyện do nghệ nhân kể lại trên chiếu chèo, mà chính là cái bi toát ra từ bản trò do nho sỹ viết. Tình trạng đó dẫn tới hiện tượng bi hài xen kẽ, đúng ra là hài pha vào bi, trong các vở diễn, thể hiện trong mỗi tình tiết, mỗi lớp, mỗi nhân vật, dưới các dạng : sử dụng cái hài để nhấn thêm cho cái bi “sâu” hơn, cười trong nước mắt.
Vì thế, những câu chuyện nói về mặt này mặt khác cuộc sống đen tối vì đọa đầy của những người lao động, bao giờ cũng ánh lên cái có hậu tưởng như tất yếu, bao giờ cũng nẩy lên những tiếng cười, tràng cười đủ cỡ, đủ mức, vào cung cách đối xử của bè lũ thống trị. Đây là nguyên nhân của những tiếng cười đủ cung độ kích cỡ trong Chèo và do vậy mà nói Chèo vẫn mãi thuộc loại kịch hát bi hài dân tộc độc đáo, đặc sắc.
1.1.6.4. Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện _ tự sự dân tộc
Nghệ nhân vừa bước vào chiếu Chèo đã nói rõ là sẽ kể lại câu chuyện (đã xảy ra) bằng trò diễn, để khán giả qua đấy mà khách quan nhận xét những sự hay dở, phải trái trong suy nghĩ và ứng phó của nhân vật. Họ thưởng thức tài nghệ người đóng vai, từng lúc thông cảm hay xúc động trước tình huống hoặc sự biến mà nhân vật nhận chịu, đang thể hiện trên chiếu, vừa nhắc nhau phẩm bình diễn kỹ của nghệ nhân hoặc tự rút ra bài học thiết thân trong cuộc sống thường ngày.
Ở vở Chèo cổ nào cũng vậy, ngay trong lớp giáo đầu, sau câu hát chúc “trăm họ câu ca cổ vũ” hoặc dân làng “bình an khang thái” là tiếp đến :
“Nhớ xưa tích cũ
Có một chàng tên gọi Trương Viên …”
Tiếp theo là các sự biến xảy ra tuần tự, làm cớ cho nhân vật bộc lộ suy nghĩ và hành động. Số sự biến này, về gốc gác không có liên hệ gì với nhau, nghe qua tưởng chùng chúng là những hiện tượng xã hội xảy đến ngẫu nhiên, song xét kỹ chúng phải được đặt đúng theo trình tự đã do bản trì sắp xếp mới chứng minh được đạo đức nhân vật, từ mỏng đến dày, kỳ tới khi đạt yêu cầu giáo huấn mà nhà sạn giả đề ra bản trò. Nói khác đi, cách lựa chọn và trình bày những sự biến trong một tích với cách ứng phó của mỗi nhân vật đều có đặc điểm khuyến giáo đạo đức chi phối.
Nhìn bên ngoài, những sự việc được xếp theo thứ tự tự nhiên, không xáo trộn việc sau đi lên việc trước.
Vì vậy, Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện dân tộc, trong đó nghệ nhân sử dụng linh hoạt sáng tạo các yếu tố tự sự, trữ tình, hài hước, phối hợp trong một kết cấu kịch hát độc đáo. Chèo là loại hình kịch hát rất coi trọng và sử dụng hiệu quả những yếu tố tự sự, trữ tình, hài hước, ngay khi biết kết hợp các hình thức nghệ thuật khác (như giáo, chèo đò, trò diễn dân gian, bao gồm cả những trò trình mặt, trò trình nghề …) để tạo thành một loại kịch hát và từng bước chuyển hoá sáng tạo mà “tiến lên”.
1.1.6.5. Chèo thuộc loại sân khấu ước lệ và cách điệu
Diễn xuất cách điệu là sự chọn lọc, khoa trương, tô phóng động tác biểu tả, làm nổi hơn và đẹp hơn những góc cạnh của sự việc hoặc tâm trạng nhân vật, tương hợp với đặc tính của số thủ pháp cùng nằm trong ngôn ngữ kịch chủng (là hát, múa, nhạc, thơ) nhằm tạo dựng phong cách nghệ thuật một vở diễn hay một lớp trò.
Đối với nghệ thuật Chèo, sàn diễn không đơn thuần chỉ là đôi chiếu trải mà tuỳ thuộc vào hình thái miêu tả của nghệ nhân nó có thể là đường đi, cảnh nhà hoặc đò giang, rừng núi … là liền kề gang tấc hay xa xôi cách trở. Nó kết hợp sát sao với thời gian để cùng mang tính giả định co giãn không chừng, giúp ích Chèo bao quát nhiều loại vai từ nhân vật chủ đề đến nhân vật tình tiết theo sát câu chuyện từ đầu đến cuối. Trong đó, nhân vật được thể hiện bằng hành động bên trong và bên ngoài, bằng suy tư tâm trạng với ước vọng cuộc sống hạnh phúc, theo bản năng sinh tồn hoặc ngưỡng tín về một quyền phép siêu giới huyền hoặc đồng thời rất chú trọng các mặt cấu thành môi trường sống của mỗi con người.
Trên thực tế diễn xuất Chèo ở hàng loạt mảng, lớp thấy bên cạnh nhiều nhân vật hành động và lời trò mang tính ước lệ biểu trưng không ai chối cãi, hay còn vô số nhân vật hành động và nói năng khoa trương khuyếch đại gợi nhắc đến hiện thực
đời thường. Những Hương “câm”, Đồ “điếc”, Thày “mù” (trong vở chèo Quan Âm Thị Kính) mang sức gợi tả liên tưởng cao, do tính khái quát của hình ảnh lớn, đó là
những nhân vật ước lệ.
Tính ước lệ – cách điệu là đặc trưng của diễn xuất vốn cổ truyền thống. Mục đích của diễn xuất hướng tới không phải là đi tìm cái giống nhau bên ngoài của sự
việc hoặc nhân vật mà phải làm bật lên cái thần bên trong của bản chất sự việc nhân vật đó. Lời khen “giống như lột” của khán giả khi được xem những lớp Chèo hay là nhằm vào cái chân thật của thần thái nhân vật qua diễn xuất chính xác tinh tế của nghệ nhân. Bởi khi thể hiện những đoạn tâm trạng dạt dào xúc cảm của nhân vật mà nghệ nhân “hoà nhập làm một” với vai đóng thì sẽ khó giữ nổi bình tĩnh mà khách quan xử lý diễn kỹ cho tinh xảo, để làm khán giả mụ mị mà rơi vào cảnh ngồi xem
sân khấu ảo giác là điều trái ngược với phương pháp sân khấu của Chèo cổ.
1.1.6.6. Đặc điểm chuyên dùng và đa dùng nghệ thuật bộc lộ quy luật phát triển của Chèo cổ triển của Chèo cổ
Nghệ thuật Chèo chứa đựng trong mình không ít dấu vết của những trò diễn dân gian, điệu múa dân gian, cả vô số lễ tiết của phần cúng tế trong các hội làng vùng đồng bằng và trung châu Bắc Việt Nam. Đấy cũng là một nguyên nhân nói lên tính nguyên hợp của nghệ thuật Chèo cổ.
Như lớp giáo đầu (vở Chèo cổ nào cũng có) thì cả âm nhạc và diễn xuất, cả cách hành văn cách dùng từ ngữ, thể thơ, đều thấy rõ có nguồn gốc từ kết cấu của loại bài Giáo (như Giáo trốn, Giáo đò, Giáo roi …) phát triển lên, đủ cả hát chúc, nín lặng mà nghe tôi dẫn trích, vậy có thơ rằng – thơ làm sao … Không phải ngẫu nhiên khi Chèo cổ phân ra 5 loại đóng chính là đào, kép, hề, lão, mụ, những “loại”