Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 105)

6. Bố cục của luận văn

3.1.2.2.Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030

2030

“Ngày 30/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2473/QĐ– TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Nội dung chủ yếu của Chiến lược bao gồm quan điểm, mục tiêu, giải pháp và chương trình hành động.

Về mục tiêu tổng quát, đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Mục tiêu cụ thể : Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011 – 2020 đạt 11,5 – 12%/năm. Năm 2015: Việt Nam đón 7 – 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 – 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 – 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 – 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 – 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2020 : Việt Nam đón 10 – 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 – 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 – 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 – 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 – 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2030 : Tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.

Những giải pháp chủ yếu bao gồm phát triển sản phẩm du lịch, phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch; đầu tư và chính sách phát triển du lịch; hợp tác quốc tế về du lịch, quản lý nhà nước

về du lịch.” [68]

Để đạt được những mục tiêu trên, Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn tới bám sát xu hướng hội nhập, hợp tác và cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong bối cảnh kinh tế tri thức

đồng thời đưa ra những giải pháp mang tính đột phá trên cơ sở thực trạng và nguồn lực phát triển của đất nước.

– Điểm đột phá đầu tiên trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 thể hiện trong quan điểm phát triển du lịch bền vững theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại, có trách nhiệm với môi trường. Chiến lược đề ra các mục tiêu nhằm khai thác hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm mọi nguồn lực và lợi thế quốc gia. Bên cạnh đó là việc chú trọng phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa với vai trò động lực của các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trực tiếp, gián tiếp trong hệ thống du lịch.

– Điểm đột phá khác của chiến lược trong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch xác định tính chuyên nghiệp là mục tiêu hướng tới. Với việc xác định nhân lực là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ và biện pháp thực hiện là ưu tiên đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý để thúc đẩy chuyển giao, đào tạo, huấn luyện tại chỗ theo yêu cầu công việc.

– Điểm đột phá cuối là trong lĩnh vực đầu tư du lịch. Chiến lược thể hiện đó là việc xác định lĩnh vực ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, manh mún. Ngành du lịch sẽ tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật những khu du lịch với quy mô, tầm cỡ quốc tế. Công tác xúc tiến, quảng bá, phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch xanh được chú trọng. Về địa bàn đầu tư, Chiến lược xác định ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, biển, hải đảo. Về đối tượng, Chiến lược ưu tiên phát triển cộng đồng gắn với xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Nhìn nhận khái quát, Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn tới tạo bước đột phá mạnh về chất lượng dịch vụ với chiều sâu văn hóa và môi trường, phân cấp mạnh và tăng cường liên kết, hợp tác công – tư hướng tới hiệu quả và cạnh tranh bền vững.

3.1.3. Các bài học kinh nghiệm 3.1.3.1. Tại Việt Nam

Một vấn đề nan giải đặt ra là nếu biểu diễn nghệ thuật dân tộc theo lối truyền thống như hát Quan họ theo lối cổ, lối cũ, lối truyền thống, thì giới trẻ không mấy

hứng thú, trong khi đó dân ca Quan họ lâu nay vẫn hát theo kiểu nhà đài, kiểu văn công Quan họ Bắc Ninh lại thấy thú vị hơn. Có thể Quan họ kiểu văn công không là nguyên bản Quan họ, không là quan họ "xịn" như nó vốn có từ các thời xa xưa ông bà, cụ kỵ chúng ta vẫn hát, nhưng nó vẫn làm thanh niên, trung niên ... thích thú. Ðây là thứ Quan họ đã được cải biên ít nhiều. Nó gây được sự hứng thú của đông đảo người dân với Quan họ và như thế Quan họ vẫn sống. Thứ Quan họ xịn, Quan họ cổ truyền nên dùng để phục vụ cho du khách quốc tế, những người có nhu cầu muốn tìm hiểu nguyên bản Quan họ như thế nào.

3.1.3.2. Trên Thế giới

Nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền nói chung và nghệ thuật Chèo nói riêng là một viên ngọc quí, một cuốn sử bằng vàng và rất nhiều giá trị về văn hóa, nhân văn – xã hội … khác, chứng tích của những thời kỳ lịch sử làm nên đất nước và con người Việt Nam. Cùng với những giá trị giá trị văn hóa của mình, Chèo là một phần gương mặt, một trang hộ chiếu, một tấm bản đồ, góp phần tạo nên hình ảnh của Việt Nam trước con mắt bạn bè Thế giới.

Nghệ thuật sân khấu truyền thống là một phần không thể thiếu của nghệ thuật truyền thống, nói rộng ra là văn hoá truyền thống. Người ta thường ví văn hoá là khuôn mặt của một dân tộc. Một đất nước rất giàu mà mất đi bản sắc văn hoá riêng của mình thì đó cũng chỉ còn là một tập hợp người không có gương mặt, nghĩa là chẳng còn biết họ là ai. Bởi thế nhiều nước, dù giàu dù nghèo, càng giàu người ta càng cần phải giữ lấy bản sắc văn hoá của mình, trong đó có kịch (chủ yếu là ca kịch).

Trung Quốc có Kinh kịch và rất nhiều kịch địa phương. Nhật Bản có kịch Noh được gìn giữ, giới thiệu như quốc bảo, từ quốc khách đến người du lịch đều đòi xem hoặc phải xem, không xem thì như thiếu một cái gì. Điều này đã khiến Nadim Hitmet, nhà thơ nổi tiếng Thế giới người Thổ Nhĩ Kỳ hoang mang. Ông xem Kinh kịch, thấy rất buồn chán nhưng tự nhủ chẳng lẽ cả tỷ con người đều thích Kinh kịch mà nó lại "không có gì". Thế là ông kiên nhẫn đi xem đến 10 lần. Đến lần thứ 11 thì ít ra, ông cũng không buồn vì phải đi ngủ muộn nữa.

Không chỉ kịch cổ, ở Nga có một nhà hát nổi tiếng thế giới, đó là Nhà hát Lớn. Kịch mục của nhà hát (cũng nổi tiếng thế giới) có vở ba lê "Hồ Thiên nga".

Được sự tài trợ của nhà nước Xô viết (cũ), một trăm năm nay, diễn viên lớp trước già yếu thì lớp sau kế tiếp, nhà hát chỉ tập trung duy trì vở ba lê cổ điển này ở vị trí hàng đầu trong kịch mục của mình. Nhưng cũng chính vì thế, đã nói đến nước Nga thì phải nói về vở Hồ Thiên nga, âm nhạc Tchaikovsky viết cho vở thành một phần văn hoá Nga và … vào xem không dễ, đặt vé hàng năm trước chưa chắc đã đến lượt.

3.2. Các giải pháp khai thác nghệ thuật Chèo cổ phục vụ phát triển du lịch lịch

Các loại hình nghệ thuật như Chèo, Tuồng ... là sản phẩm của một thời qua, một thời xa. Chèo phù hợp khung cảnh nông thôn Bắc Bộ thời phong kiến, lấy nông nghiệp làm chính. Nhịp điệu nhanh, mạnh của xã hội theo hướng công nghiệp hóa, kinh tế tri thức đòi hỏi phải xuất hiện những loại hình nghệ thuật khác phù hợp với xã hội hiện đại trong khung cảnh toàn cầu hóa. Chèo, Tuồng, Cải lương, dân ca kịch bài chòi ... trở nên nghệ thuật truyền thống quý báu cần bảo tồn.

Những nghệ thuật đó, hay, đẹp, rất tuyệt vời, tuyệt diệu, nhưng phải biết cách tự quảng cáo vẻ đẹp của mình nếu không muốn cứ bị khuất lấp dưới ngôn từ "vẻ đẹp tiềm ẩn". Ta phải có cách để bảo tồn nó một cách hữu hiệu, mà chính sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ du lịch đã trở nên cơ hội tuyệt vời cho việc bảo tồn, phát huy nghệ thuật dân tộc, một phần của văn hóa Việt Nam. Kịch Noh của Nhật Bản nổi tiếng thế giới. Nhưng để hiện tồn sân khấu Noh cũng phải tồn tại hai dạng. Một là đã được cải biên để phục vụ thanh niên Nhật, hai là Noh truyền thống để phục vụ các nhà nghiên cứu và du khách quốc tế.

Căn cứ vào thực trạng khai thác nghệ thuật Chèo hiện nay cùng với các bài học kinh nghiệm ở nhiều nước trên Thế giới và Việt Nam học viên xin đề xuất một số biện pháp sau :

3.2.1. Bảo tồn nghệ thuật Chèo truyền thống

Trong Nghị quyết số 90/CP của Chính phủ ban hành ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa đã nêu rõ :

“1. Xã hội hóa hoạt động văn hóa hướng vào thu hút toàn xã hội, các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến văn hóa, tạo

điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, trên cơ sở tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa.

2 - Một số chủ trương, biện pháp để thực hiện xã hội hóa hoạt động văn hóa. Sắp xếp lại các đơn vị nghệ thuật được ngân sách nhà nước tài trợ theo hướng : ở trung ương tập trung xây dựng các đoàn nghệ thuật tiêu biểu (như Tuồng, Chèo ...); ở địa phương chỉ duy trì những đơn vị tiêu biểu cho truyền thống nghệ thuật của địa phương. Cho phép một số đoàn nghệ thuật mang tính gia đình, tư nhân hoặc tập thể được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, có sự quản lý của Nhà nước về nội dung và chất lượng nghệ thuật.

Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng các bảo tàng, bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia và sưu tầm, chỉnh lý, phổ biến, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể; các di tích khác giao cho dân bảo vệ và tu sửa theo sự hướng dẫn về nghiệp vụ của ngành Văn hóa - Thông tin . Cho phép xây dựng các phòng sưu tập của tập thể hoặc tư nhân …” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua các chủ trương, biện pháp trên đã chứng tỏ sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ trong việc tạo tiền đề xây dựng chiến lược bảo tồn, phát triển lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật trong đó có văn hóa truyền thống.

Nghệ thuật Chèo, một di sản văn hóa quí báu của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống văn hóa Việt Nam, đã có lúc Chèo trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa phổ biến ở châu thổ Bắc Bộ, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong những ngày lễ hội ở làng quê. Chèo đã từng là niềm mong chờ, háo hức của bao người dân lao động : Ăn no rồi lại nằm khèo/ Nghe tiếng trống Chèo bế bụng đi xem. Chiếu Chèo từng là nơi hò hẹn của bao chàng trai, cô gái, là cầu nối duyên tình của hạnh phúc lứa đôi. Chèo đi vào thơ ca, Chèo đi vào sản xuất và chiến đấu, Chèo góp sức mình cùng dân tộc vượt qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ làm nên lịch sử. Thế nhưng đến nay Chèo lại đang đứng trước nguy cơ lạnh nhạt và thờ ơ của khán giả.

Phải chăng việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật Chèo là quá khó? Hay vì nó chưa thực sự được quan tâm, đầu tư đúng mức nên hầu hết những gì bàn về nó vẫn chỉ là trên lý thuyết, còn việc thực hiện chưa được bao nhiêu. Tình trạng thiếu diễn

viên, thiếu đạo diễn, thiếu tác giả, kịch bản ở các đoàn Chèo chuyên nghiệp là phổ biến. Không ít các đoàn Chèo sống lay lắt, thậm chí có đoàn phải giải tán. Đời sống của đội ngũ nghệ sĩ rất vất vả vì thiếu kịch mục, thiếu người xem. Bên cạnh đó, những khó khăn vật chất của cuộc sống đời thường đang là nguy cơ làm mất đi chút đam mê nghệ thuật cuối cùng của chính những người nghệ sĩ. Trong khi đó, lớp khán giả trẻ hôm nay đồng thời cũng là khán giả của ngày mai gần như đã quay lưng lại với Chèo.

Đảm bảo đời sống cho các đoàn Chèo truyền thống và diễn viên

Để bảo tồn nghệ thuật Chèo truyền thống, việc cần làm đầu tiên là đưa các loại hình này vào nơi lưu trữ những giá trị văn hoá phi vật thể của dân tộc như vào các bảo tàng sống, dưới hình thức các đoàn nghệ thuật hoặc nhà hát.

Ở những nơi này, nhà nước cần phải bao cấp để bảo đảm đời sống cho các nghệ sĩ và hoạt động nghệ thuật của đoàn. Nhiệm vụ của các thế hệ nghệ sĩ là trau dồi nghề nghiệp để lưu giữ đời này qua đời khác tinh hoa của những loại hình ca kịch cổ, việc biểu diễn kiếm sống chỉ là phụ. Chỉ có cách này chúng ta mới bảo tồn được nguyên trạng những tinh hoa rất quí của ca kịch truyền thống đang mai một từng ngày và khai thác được nó trong cuộc sống.

Tăng cường công tác giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật sân khấu truyền thống

Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình cũng như các tỉnh thành có nghệ thuật Chèo cần có những kế hoạch trong công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy nghệ thuật Chèo truyền thống ngay từ các làng, xã với các chiếu Chèo, phường Chèo làng, duy trì phong trào hát Chèo trong nhân dân. Đặc biệt cần chú ý đến thế hệ trẻ, để từ đó có được những lớp khán giả tương lai đam mê và yêu thích Chèo.

Một trong những nguyên do quan trọng nhất dẫn đến tình trạng khán giả ngày nay, đặc biệt là khán giả trẻ đa phần đã quay lưng lại với sân khấu Chèo là do nguyên nhân chủ quan. Đó là việc cả một thời gian dài chúng ta chưa quan tâm sâu sắc tới công tác giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật truyền thống, văn hóa truyền thống cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, thanh thiếu niên. Chúng ta biết, mọi thời đại đều coi giáo dục là một trong những chức năng bản chất của văn học, nghệ

thuật. Riêng với nghệ thuật sân khấu, do đặc thù của mình, nó chiếm ưu thế nổi trội trong việc tuyên truyền, quảng bá. Do đó, việc đầu tư, phát triển đúng hướng cho sân khấu truyền thống cũng chính là một hình thức của đầu tư cho giáo dục. Tuy nhiên nếu nghệ thuật nói chung, sân khấu nói riêng chưa nuôi sống được chính mình thì những điều tốt đẹp muốn gửi gắm cho cuộc đời qua những công cụ giáo dục ấy cũng đành phải gác lại.

Chèo là một loại hình mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Chèo không chỉ chứa đựng đạo đức truyền thống, lẽ sống thường hằng mà bản thân nó còn là một

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 105)