6. Bố cục của luận văn
2.1.2. Hoạt động du lịch tại các làng Chèo
2.1.2.1. Tỉnh Thái Bình và làng Chèo Khuốc
Là tỉnh đồng bằng vùng châu thổ sông Hồng, Thái Bình được bao bọc bởi bốn bề sông nước hữu tình, trong đó ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển Tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn mang tính đặc trưng, đa dạng và phong phú. Những năm qua, Thái Bình đã đón hàng triệu lượt du khách với tốc độ tăng trưởng du khách nội địa hàng năm đạt trung bình 13,6%, du khách quốc tế tăng 17,4%. Tổng doanh thu du lịch của Thái Bình giai đoạn 2001 – 2008 đạt 450 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 22,15%/năm. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng lượt khách du lịch đến Thái Bình năm 2009 vẫn đạt 326.500 người, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó có 6.500 lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 105 tỷ đồng.
Bảng 2.3. Số liệu thống kê chung du lịch tỉnh Thái Bình 2005 – 2009
Năm Khách quốc tế (lượt) Khách nội địa (lượt) Thu nhập du lịch (tỷ đồng) Cơ sở lưu trú (cơ sở) Buồng lưu trú (buồng) 2005 3.300 185.000 56 55 760 2006 5.000 235.000 67 71 1.215 2007 5.500 275.000 85 78 1.335 2008 6.100 315.000 97 82 1.427 2009 6.500 320.000 105 (Nguồn : [66])
Hiện tại du lịch Thái Bình đang khai thác tuyến du lịch thành phố Thái Bình – Đông Hưng – Hưng Hà : tour này có mật độ tài nguyên nhân văn tập trung cao với làng chèo Khuốc; từ đường Lê Quí Đôn; quần thể di tích về nhà Trần; làng dệt Phương La; chiếu Hới; làng kháng chiến Nguyên Xá ...
Làng Khuốc tên dân gian thường gọi là là làng Cổ Khúc, huyện Thần Khê, phủ Tiên Hưng, nay là xã Phong Châu, huyện Đông Hưng (Thái Bình), cách thị trấn Đông Hưng 5 km. Người dân nơi đây tự hào vì làng Khuốc là làng văn hiến, từng
được triều đình phong kiến ban tặng danh hiệu " Mỹ tục khả phong" và "Thuần phong mỹ tục". Xem Chèo, hát và diễn Chèo đã ngấm vào máu của người làng Khuốc :
Chẳng thèm ăn chả, ăn nem Thèm no cơm tẻ, thèm xem hát chèo
Vào những ngày cuối tuần, làng thường tổ chức biểu diễn Chèo ở sân làng, dân làng cùng người mê Chèo ở quanh vùng và du khách đến nghe hát Chèo khá đông đảo. Dân làng nói : “Giá mà dịp Tết anh về chơi, thì sẽ thấy dân Khuốc ăn Tết "bằng Chèo". Sân Trung tâm văn hóa xã ấy à, cứ gọi là người đổ tới xem diễn chèo nườm nượp. Ðội Chèo xã đủ cả ba thế hệ, tuổi ngoài năm mươi xuống dưới mười lăm.” Du khách sẽ được thưởng thức dàn nhạc đủ cả nhị hồ, đàn sáo, trống phách. Làng hiện có hơn 20 diễn viên nam nữ, xem họ diễn những Tấm Cám, Suối tiên, trích đoạn Từ Thức, Quan Âm Thị Kính ... không thua các đoàn Chèo chuyên nghiệp là bao.
Hiện nay đã có một số tuyến du lịch đưa khách đến làng Chèo Khuốc, đa phần là các thời lượng đưa khách đến làng trong một thời gian ngắn, độ vài ba tiếng đồng hồ. Lượng du khách đến với làng Chèo Khuốc chiếm số lượng nhỏ trong tổng lượng khách đến Thái Bình và 100% là khách trong nước. Đa phần khách đến làng là theo các tour đi đoàn, thi thoảng cũng có vài ba tốp hoặc cá nhân là khách tự tổ chức đi tới tham quan. Du khách đến làng Chèo Khuốc đa số là người trung niên, thích xem Chèo hoặc là những người nghiên cứu muốn tìm hiểu về nghệ thuật Chèo. Du khách đi theo đoàn sẽ được dân làng thiết đãi bằng các làn điệu Chèo truyền thống tại nhà văn hóa thôn. Cạnh đó khách du lịch cũng có thể đến thăm các gia đình nghệ nhân trong làng, hỏi chuyện họ về các tích Chèo cổ, những làn điệu Chèo có một không hai của làng Khuốc như “Múa trái” và “Tắm tiên” và được họ trình diễn chia sẻ cho xem. Tuy nhiên để thực hiện điều này thì du khách cần là khách lẻ, có thể tự chủ về mặt thời gian. Du lịch làng Khuốc mới đang ở giai đoạn thử nghiệm, các dịch vụ tiếp đón, phục vụ khách tại làng vẫn chưa được quan tâm đầu tư xây dựng. Ngoài việc nghe hát Chèo, du khách đến làng chỉ có thể đi tham quan các công trình kiến trúc trong làng như nhà thờ tổ Chèo vừa được xây dựng hay một số đền chùa trong thôn. Các hình thức trải nghiệm, sinh hoạt cộng đồng với
người dân địa phương như ăn cùng, ở cùng, sinh hoạt văn nghệ với bà con địa phương, tìm hiểu về các phong tục địa phương ... chưa xây dựng được.
Có thể nói du lịch làng Chèo Khuốc đang có những bước đầu đầy bỡ ngỡ, khó khăn. Điều này đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng cùng với sự vào cuộc của toàn thể chính quyền, người dân và người làm du lịch với những quy hoạch định hướng, hành động bài bản mới có thể đưa làng Khuốc thành điểm sáng du lịch của Thái Bình trong tương lai.
2.1.2.2. Tỉnh Hưng Yên và làng Chèo Thiết Trụ
Nhắc đến Hưng Yên là nhắc đến một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, văn hiến và nói đến Hưng Yên là người ta nhớ ngay đến một vùng đất “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Toàn tỉnh có 1.210 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 159 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia (là nơi có nhiều di tích lịch sử xếp hạng cấp Quốc gia đứng thứ 2 cả nước). Hưng Yên là vùng đất rất nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch.
Năm 2010 số lượng khách đến Hưng Yên đạt hơn 160.000 lượt người, doanh thu của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch đạt gần 60 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2011, du lịch Hưng Yên đã thu hút gần 100.000 lượt khách, tăng 1,7 lần so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách quốc tế hơn 3.000 lượt, khách nội địa hơn 54.000 lượt, khách tham quan trên 42.000 lượt.
Bảng 2.4. Số liệu thống kê chung du lịch tỉnh Hưng Yên 2005 – 2009
Năm Khách quốc tế (lượt) Khách nội địa (lượt) Thu nhập du lịch (tỷ đồng) Cơ sở lưu trú (cơ sở) Buồng lưu trú (buồng) 2005 589 22.607 14,52 40 586 2006 1.260 28.367 22,68 59 810 2007 2.335 44.145 35,80 70 819 2008 4.044 55.085 41,79 70 819 2009 4.893 66.102 49,22 - - (Nguồn : [67])
Trên bối cảnh chung đó thì thôn Thiết Trụ vẫn còn là điểm đến thực sự “tiềm ẩn”. Sự nhận thức của dân làng nói chung cùng các cấp chính quyền ở thôn, xóm
còn nhiều hạn chế nên hoạt động du lịch tại làng chưa được quan tâm, coi trọng. Chính quyền thôn chưa có những hành động cụ thể để khuyến khích phát triển du lịch trong khi người dân cũng không có nhiều hiểu biết cụ thể về giá trị du lịch của nghệ thuật Chèo mà mình đang gìn giữ. Hiện nay, 100% người dân thôn Thiết Trụ sống bằng nghề trồng dược liệu, trồng vải thiều nên đời sống nhân dân cũng có của ăn của để, nhiều hộ khá giả. Vì vậy, tâm lý chung của bà con nơi đây là chưa có nhu cầu cấp thiết về phát triển kinh tế liên quan đến các ngành nghề khác. Bên cạnh đó, các công ty lữ hành do chưa nhận được sự khuyến khích, cộng tác, hỗ trợ của chính quyền thôn nên chưa có tour du lịch nào đến làng Thiết Trụ. Các tour du lịch hiện tại chỉ dừng lại ở việc đưa khách đến tham quan đền Đa Hòa trên địa bàn xã Bình Mình rồi đi. Khách du lịch đến làng chủ yếu là khách lẻ, khách “phượt”, khách “bụi” do hiếu kỳ và tò mò nên ghé qua và số lượng cũng khá ít. Đa phần những người tìm đến làng Chèo Thiết Trụ vì mục đích liên quan đến nghệ thuật Chèo là những người làm công tác văn hóa (quản lý hay biểu diễn). Như vậy có thể nhận xét rằng, hoạt động du lịch ở làng Thiết Trụ mới chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng, chưa được đưa vào khai thác.
2.2. Những vấn đề trong việc khai thác nghệ thuật Chèo cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ phục vụ phát triển du lịch bằng Bắc Bộ phục vụ phát triển du lịch
2.2.1. Công tác tổ chức quản lý 2.2.1.1. Nhà nước 2.2.1.1. Nhà nước
C ác c ơ q u an q uả n l ý n h à n ư ớ c v ề d u lị c h c ó c ác n h iệ m v ụ , q u y ền h ạ n cơ b ả n s au :
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp
của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.” (Trích L u ậ t du lịch 2005).
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu quản lý của Nhà nước đối với các Nhà hát Chèo CHÍNH PHỦ
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỤC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Nhà hát Chèo Việt Nam Nhà hát Chèo địa phương
Cơ quan quản lý nhà nước đối với các bộ môn nghệ thuật biểu diễn Chèo cổ hiện nay là Cục Nghệ thuật biểu diễn, cạnh đó là các Sở Văn hóa, thể thao và du lịch ở địa phương :
Cục Nghệ thuật biểu diễn là cơ quan của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn, hoạt động sản xuất, phát hành băng, đĩa ca múa nhạc sân khấu; được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp nghệ thuật biểu diễn trong cả nước theo đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý Nhà
nước về Văn hoá, Thể dục Thể thao, Du lịch và Gia đình ở địa phương, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực ngành và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của Pháp luật.
Về lĩnh vực nghệ thuật, Chèo nhận được rất nhiều sự ưu ái từ những cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Các hội diễn, liên hoan Chèo được tổ chức thường xuyên nhằm tôn vinh, gìn giữ và phát triển bộ môn sân khấu nghệ thuật dân gian truyền thống này. Chúng ta có thể liệt kê hàng loạt các hoạt
động tổ chức hội diễn lớn dành riêng cho Chèo như : Hội diễn sân khấu Chèo toàn quốc lần thứ I tổ chức tại thành phố Hạ Long năm 2005, liên hoan “Gặp gỡ các làng Chèo toàn quốc lần thứ 2” năm 2006 tại thành phố Nam Định, hội diễn sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc lần thứ II tổ chức tại thành phố Hạ Long năm 2009. Tại các hội diễn, liên hoan nghệ thuật Chèo truyền thống, các nghệ sĩ Chèo
trong cả nước có dịp giao lưu học hỏi lẫn nhau, khán giả yêu thích cũng được thỏa sức đắm mình trong các làn điệu mượt mà của Chèo.
Về lĩnh vực du lịch, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã tổ chức một số hội thảo trong đó có đại diện của các nhà hát biểu diễn nghệ thuật truyền thống (trong đó có Chèo), các nhà nghiên cứu, đại diện của các hãng du lịch – lữ hành nhằm tìm ra các phương hướng, đề xuất các biện pháp để các bên có thể cộng tác, xây dựng chương trình du lịch. Mục tiêu hướng tới của các cuộc hội thảo là tìm tiếng nói chung giữa các đơn vị nghệ thuật với các nhà hoạt động du lịch. Cụ thể, các hội thảo tập trung vào công tác nghiên cứu thị trường, nhà hát tổ chức các chương trình biểu diễn phù hợp để hãng du lịch – lữ hành đưa du khách tới tham quan, thưởng thức nghệ thuật truyền thống dân gian Việt Nam. Tuy nhiên các hoạt động này chưa nhiều, chất lượng chưa cao, theo ông Nguyễn Ngọc Kình _ Phó giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam thì : “Sau hội thảo đâu lại hoàn đấy, vẫn không có công ty du lịch nào tìm đến hợp tác với nhà hát cả”.
– Tổng cục du lịch Việt Nam đã mời nhà hát Chèo Việt Nam tham gia trong chương trình biểu diễn xúc tiến du lịch ở nhiều nước trong khu vực và Thế giới. Nghệ thuật Chèo đã được đưa vào biểu diễn trong các chương trình “Những ngày văn hóa Việt Nam” tại nhiều quốc gia trên Thế giới.
– Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cụ thể là Tổng cục du lịch, Cục nghệ thuật biểu diễn, các sở du lịch địa phương tuy đã xác định được mục tiêu phát triển cho ngành du lịch nói chung, trong đó có việc khai thác nghệ thuật truyền thống như là một tài nguyên du lịch chủ đạo. Nhưng trên thực tế, các chiến lược cụ thể để đầu tư xây dựng, phát triển các tài nguyên du lịch đó, lộ trình hành động lại chưa được quan tâm. Các hành động vì vậy diễn ra đơn lẻ, thiếu hiệu quả và không bền vững. Hiện nay, ngành du lịch vẫn chưa xây dựng được chiến lược, kế hoạch cụ thể để phát triển du lịch dựa trên bộ môn nghệ thuật Chèo truyền thống.
– Các nhà hát Chèo hiện nay vẫn tồn tại chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách hàng năm từ trên phân xuống. Do ngân sách có hạn, kinh phí này được Nhà nước cấp để các nhà hát đầu tư duy trì việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân là chủ yếu. Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng, tổ chức các dịch vụ cung ứng du lịch chưa được quan tâm, bổ sung nên tình trạng thu không đủ bù chi vẫn tái diễn hàng năm, việc phát triển du lịch cũng theo đó mới dừng ở ý tưởng.
– Bên cạnh đó các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa chú trọng đến công tác đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ về du lịch cho lãnh đạo, cán bộ của các điểm biểu diễn. Hiện nay, kiến thức chuyên ngành du lịch của người làm công tác quản lý cũng như đội ngũ nhân viên tại các điểm biểu diễn nghệ thuật truyền thống (trong đó có Chèo) còn rất hạn chế.
Đảng và Nhà nước luôn dành sự ưu ái, đãi ngộ đối với các bộ môn nghệ thuật truyền thống nói chung và nghệ thuật sân khấu dân gian Chèo nói riêng. Điều này xuất phát từ việc Đảng và Nhà nước xác định chiến lược “Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của văn hóa nghệ thuật nước nhà. Tuy nhiên trong tình trạng khó khăn chung về nguồn vốn ngân sách, tư duy chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch còn nhiều hạn chế đòi hỏi nhà quản lý sẽ phải làm rất nhiều việc trong thời gian tới.
2.2.1.2. Chính quyền địa phương a. Thành phố Hà Nội a. Thành phố Hà Nội
Việc thúc đẩy các biện pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của nghệ thuật Chèo truyền thống góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn được Chính quyền thành phố Hà Nội ưu tiên đầu tư phát triển. Có thể liệt kê một số
hành động chứng tỏ sự quan tâm, ưu đãi mà UBND thành phố dành cho bộ môn nghệ thuật Chèo truyền thống nói chung và nhà hát Chèo Hà Nội nói riêng như :
– Về vấn đề bảo tồn, tháng 8 – 2008, đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị