Chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 72 - 77)

6. Bố cục của luận văn

2.2.1.2. Chính quyền địa phương

a. Thành phố Hà Nội

Việc thúc đẩy các biện pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của nghệ thuật Chèo truyền thống góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn được Chính quyền thành phố Hà Nội ưu tiên đầu tư phát triển. Có thể liệt kê một số

hành động chứng tỏ sự quan tâm, ưu đãi mà UBND thành phố dành cho bộ môn nghệ thuật Chèo truyền thống nói chung và nhà hát Chèo Hà Nội nói riêng như :

– Về vấn đề bảo tồn, tháng 8 – 2008, đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Chèo truyền thống Hà Nội” đã được Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phê duyệt với kinh phí thực hiện hơn 9 tỷ đồng. Như vậy, những vở diễn, những tích cổ có tính nghệ thuật cao (7 vở kinh điển nghệ thuật Chèo); bảo tồn các vở diễn xuất sắc sau năm 1945 đến nay (8 vở); sưu tầm, bảo tồn và lưu giữ các làn điệu Chèo, các loại hát ,nói chỉ dùng trong Chèo; bảo tồn và lưu giữ các động tác múa, hành động, cách thể hiện bằng cơ thể trong khi diễn; bảo tồn và lưu giữ nhạc khí cho nghệ thuật sân khấu Chèo; bảo tồn, lưu giữ trang phục, cách bài trí sân khấu, hóa trang; đào tạo nâng cao trình độ của diễn viên, mở các lớp dạy hát Chèo không chuyên; biên soạn, in ấn các tác phẩm, tài liệu và các nội dung khác có liên quan … được nhà hát Chèo Hà Nội – đơn vị chủ trì đề án thực hiện. Theo dự kiến, thời gian triển khai sẽ từ năm 2008 đến năm 2013, trong đó các công việc bảo tồn thực hiện đến năm 2010; công tác đào tạo, phổ biến quảng bá đến năm 2013.

– Trong năm Du lịch Quốc gia 2010, hướng đến Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhằm tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn, góp phần thu hút du khách đến với Thủ đô, Sở VHTTDL Hà Nội đã triển khai “Kế hoạch hỗ trợ gắn kết các hoạt động nghệ thuật để quảng bá du lịch văn hóa”. Theo đó, Sở VHTTDL Hà Nội đã hỗ trợ cho nhà hát Chèo Hà Nội xây dựng chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách du lịch.

– Để khuyến khích các Công ty lữ hành gắn bó, tích cực đưa du khách tới nhà hát Chèo, nhóm 20 Công ty du lịch ủng hộ nhà hát Chèo Hà Nội được Sở VHTTDL Hà Nội hỗ trợ tới 85% giá vé xem biểu diễn hát Chèo tại nhà hát.

– Rạp Đại Nam sau rất nhiều năm sử dụng đã trở nên xuống cấp, UBND thành phố Hà Nội đã tiến hành cho xây dựng lại Rạp để tiếp tục phục vụ đời sống văn hóa của người dân Thủ Đô. Sau khi hoàn thành, Rạp được UBND thành phố giao cho Nhà hát Chèo Hà Nội quản lý và sử dụng.

Qua các hành động cụ thể trên, chúng ta có thể thấy UBND thành phố Hà Nội đã dành cho bộ môn nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống sự quan tâm, ưu đãi lớn. Đây chính là cơ sở quan trọng cho loại hình sân khấu dân gian này có điều

kiện phát triển mạnh mẽ trên địa bàn Thủ đô, phục vụ ngày càng tốt hơn cho du khách yêu mến đến thăm và xem Chèo truyền thống.

b. Làng chèo Khuốc

Thái Bình được coi là vùng quê có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, say sưa với “sáng Rối, tối Chèo”. Các chiếu Chèo làng Khuốc (Đông Hưng), Sáo Đền (Vũ Thư), Hà Xá (Hưng Hà); rối Nước làng Nguyễn, làng Đông; ca Trù Đồng Xâm; múa giáo cờ giáo quạt ở Đông Tân (Đông Hưng), múa ông Đùng, bà Đà ở Thái Thụy, múa kéo chữ ở Quỳnh Phụ … cùng nhiều trò chơi, trò diễn dân gian phong phú, nổi danh một thời nay vẫn được bảo lưu và phát huy, đã và đang trở thành “đặc sản” văn hóa du lịch độc đáo của miền quê lúa.

Để du lịch Thái Bình phát triển đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch đồng bằng sông Hồng, nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh xác định : “Phát triển các loại hình du lịch, khuyến khích và taọ điều kiện cho các dự án đầu tư vào kinh doanh du lịch … Tích cực đổi mới, tăng cường công tác đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển du lịch với tốc độ nhanh và bền vững, tăng cường đổi mới phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch, xây dựng các điểm, khu du lịch, hình thành hệ thống tuyến du lịch trong tỉnh liên kết với du lịch trong nước và quốc tế”.

Làng Chèo Khuốc đã được Sở VHTTDL Thái Bình quy hoạch thành một

điểm du lịch trong các tuyến du lịch cơ bản của tỉnh : Thành phố Thái Bình – Làng Khuốc – Làng Nguyễn – Đền Đồng Bằng. Làng Khuốc đã có được bước đệm ban

đầu để thu hút vốn đầu tư và quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ phục vụ du lịch trong tương lai.

Với sự giúp đỡ xây dựng nhà thờ Tổ chèo làng Khuốc của Quỹ Việt Nam – Ðan Mạch nhằm phát triển văn hóa, đã tạo điều kiện cho di sản văn hóa bao đời ở làng quê này hồi sinh mạnh mẽ. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Bình còn có chương trình "Khôi phục và bảo tồn nghệ thuật chèo cổ làng Khuốc", "Hỗ trợ xây dựng điểm du lịch chiếu Chèo làng Khuốc". Đây là sự quan tâm lớn của chính quyền đối với việc bảo tồn nghệ thuật truyền thống và phát triển du lịch ở địa phương.

Tuy nhiên, Thái Bình là một tỉnh thuần nông, hàng năm vẫn phải có sự hỗ trợ từ ngân sách trung ương, khó khăn về kinh phí đã ảnh hưởng tới tiến độ và các kế

hoạch đầu tư xây dựng du lịch. Theo UBND xã Phong Châu, nguồn vốn hàng năm huyện cấp xuống chỉ đủ cho xã trang trải phục vụ một số công trình quốc kế dân sinh, không còn dư để đầu tư cải thiện, xây dựng mới các cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ cung ứng du lịch.

Về lĩnh vực chiến lược, xã Phong Châu chưa xây dựng được các kế hoạch kêu gọi đầu tư, quy hoạch phát triển, đào tạo nhân lực phục vụ du lịch trong tương lai. Hiện nay, chính quyền xã vấn đóng vai trò thụ động trong việc tham gia vào hoạt động du lịch của địa phương. Tour du lịch đưa khách đến làng Chèo do các đơn vị lữ hành đơn phương thực hiện, chính quyền xã chỉ đóng trách nhiệm trong việc quản lý về an ninh trật tự, kiểm soát nhân khẩu đơn thuần.

Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy các kế hoạch, công việc khai thác tài nguyên, xây dựng điểm đến du lịch ở làng Chèo Khuốc đa phần vẫn chưa thực hiện được. Tình trạng này xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu là thiếu kinh phí và hạn chế về kiến thức chuyên môn của lãnh đạo địa phương.

c. Tỉnh Hưng Yên và làng Chèo Thiết Trụ

Để định hướng cho phát triển du lịch trong giai đoạn tái lập tỉnh, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành trong tỉnh, du lịch Hưng Yên đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2001 – 2010 và định hướng đến năm 2020. Kể từ đó du lịch Hưng Yên đã từng bước khởi sắc và trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Đánh dấu một bước tiến quan trọng cho du lịch Hưng Yên, ngày 15/10/2009 UBND tỉnh ra quyết định số 2112 về việc thành lập Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch. Sự ra đời của trung tâm đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, mảnh đất và con người Hưng Yên. Đồng thời cũng kêu gọi các nhà đầu tư du lịch trong và ngoài nước đến với tỉnh trong tương lai. Tỉnh Hưng Yên nói chung và xã Bình Minh đều bước đầu có được sự nhận thức tốt về vai trò của ngành du lịch và có định hướng phát triển rõ ràng và có nhiều hành động cụ thể để thực hiện. Tuy nhiên các hành động thực hiện muộn hơn so với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, điều này khiến du lịch của tỉnh phát triển chậm chạp chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của mình.

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2001 – 2010 và định hướng đến 2020 nêu rõ :

Các Khu du lịch :

1. Khu du lịch Phố Hiến và phụ cận;

2. Khu du lịch Hải Thượng Lãn Ông và phụ cận; 3. Khu du lịch Hàm tử, Bãi Sậy, Đa Hòa - Dạ Trạch.

Trong đó làng Chèo Thiết Trụ nằm ở vùng phụ cận của khu du lịch Đa Hòa – Dạ Trạch. Việc không được đưa vào trong quy hoạch phát triển của địa phương đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm năng phát triển du lịch của làng Thiết Trụ.

Làng Chèo Thiết Trụ nằm ở xã Bình Minh – huyện Khoái Châu, hiện nay cơ cấu kinh tế của xã là : nông nghiệp 36,5%, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 30%,

thương mại và dịch vụ 33,5%. Trong đại hội lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2010 – 2015,

đảng bộ xã Bình Minh (Khoái Châu, Hưng Yên) đã xác định rõ : “Cần phát huy lợi thế là địa phương có vị trí địa lý gần thủ đô Hà Nội, là nơi trung điểm của tuyến du lịch Hà Nội – Hưng Yên trên sông Hồng, là nơi có di tích lịch sử nổi tiếng Chử Đồng Tử – Tiên Dung để thu hút du khách, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của xã và quảng bá, giới thiệu đất và người Hưng Yên.”

Không lâm vào tình trạng thiếu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật như nhiều địa phương khác, ngân sách xã Bình Minh tương đối ổn định. Dựa trên nguồn ngân sách này cùng với hỗ trợ của nhà nước và sự đóng góp chung của bà con nhân dân địa phương, xã đã xây dựng được hệ thống điện đường trường trạm tương đối khang trang so với mặt bằng chung của vùng nông thôn Bắc Bộ. Tuy nhiên, các hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ cho ngành du lịch tại xã lại chưa được quan tâm đúng mức. Các nghị quyết của đại hội đảng bộ xã vẫn chưa đi vào thực tế đời sống, lãnh đạo xã chưa có kế hoạch cụ thể để phát triển du lịch địa phương, đào tạo nhân lực phục vụ, xây dựng các dịch vụ cung ứng, chiến lược hợp tác phát triển với các công ty du lịch …

Như vậy, hiện trạng công tác tổ chức quản lý du lịch của chính quyền cơ sở xã Bình Minh mới đang dừng lại ở ý chí, chưa đi vào hành động cụ thể, du lịch làng Chèo vẫn đang dậm chân ở dạng tiềm năng.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)