0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Phát triển nhân lực trong du lịch Chèo cổ

Một phần của tài liệu KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGHỆ THUẬT CHÈO CỔ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH (Trang 120 -140 )

6. Bố cục của luận văn

3.2.6. Phát triển nhân lực trong du lịch Chèo cổ

Phối hợp với các công ty, các trường đại học, cao đẳng nghiên cứu du lịch để bồi dưỡng nguồn nhân lực

Các điểm biểu diễn không nên trông chờ vào sự phân bổ chỉ tiêu, kinh phí đào tạo từ nguồn của Nhà nước mà nên chủ động đề nghị các công ty, các trường, viện nghiên cứu về du lịch nhờ họ tư vấn, bồi dưỡng và đạo tạo nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên. Đối với các làng Chèo hoàn cảnh có khác hơn, do đa phần người dân địa phương không có kỹ năng ngoại ngữ và cũng khó tiếp thu vì vậy cần chú trọng vào đầu tư về nghiệp vụ phục vụ là chính. Các trường đại học, cao đẳng nghiên cứu du lịch có thể xem xét phân bổ các sinh viên thực tập tốt

nghiệp về các điểm biể diễn, các làng Chèo để họ trực tiếp giúp đỡ, trau dồi kinh nghiệm tại đây.

Tập huấn cho người dân về nghiệp vụ du lịch

Các Sở VH, TT & DL, chính quyền địa phương cùng các công ty du lịch cần tổ chức các hoạt động phổ biến kiến thức du lịch, giới thiệu về các lợi ích mà du lịch mang lại cho đời sống nhân dân, quy hoạch các điểm du lịch Chèo khi đưa khách tới thăm.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Nghệ thuật Chèo cổ cùng với nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống khác của chúng ta hiện nay đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Việc này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đòi hỏi cần có sự giải quyết thỏa đáng, đồng bộ mới có thể phát triển mạnh mẽ trở lại sinh hoạt Chèo, biến Chèo thành một nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn. Trước tiên là sự định hướng, chỉ đạo rõ ràng, tạo cơ chế thông thoáng của các Bộ, ngành quản lý văn hóa – du lịch, cùng với đó là sự cộng tác chặt chẽ giữa các điểm biểu diễn Chèo với các công ty du lịch, các nhà nghiên cứu, các trung tâm đào tạo du lịch ... cùng thống nhất mục tiêu, đề ra các giải pháp khả thi để phối hợp hành động. Người đông thế mạnh, chỉ khi có sự chung tay của cả hệ thống, cả cộng đồng thì chúng ta mới có thể bảo tồn rồi từ đó phát triển dịch vụ du lịch dựa trên việc khai thác nghệ thuật Chèo trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.

KẾT LUẬN

Khi được hỏi “Chèo” là gì? “Ông vua Chèo”_nghệ sĩ nhân dân Tào Mạt đã nói rằng : “Chèo là vốn quý của dân tộc. Người ta có thể nghe Chèo, xem Chèo vài ba đêm mà không nản, Chèo lấy cảm xúc, lấy tính chân thực của nghệ thuật làm gốc. Còn thể tài chỉ là cái khung không gian, thời gian cho nhân vật hoạt động, mà nhân vật là tổng hoà mọi nhận thức, tình cảm, thái độ và trách nhiệm công dân của tác giả kịch bản và tập thể nghệ sỹ sân khấu làm nên vở diễn, đồng tâm đồng ý trao gửi với cuộc sống đương thời. Đã làm Chèo thì cứ truyền thống dân gian mà Chèo, không vì những lẽ gì khác mà đem những thứ xa lạ với nó, khiến nó bị giảm giá. Chèo không thể để trong bảo tàng. Chèo đã, đang sống và có khả năng tồn tại”.

Trong thời hội nhập, giao lưu văn hoá ngày càng sâu rộng, xây dựng các chương trình nghệ thuật đặc biệt để dành riêng cho khách du lịch quốc tế, nhằm quảng bá văn hoá Việt Nam và mở rộng thị trường khán giả là điều hết sức cần thiết. Thế nhưng, có thể thấy rất rõ việc “xuất khẩu” nghệ thuật truyền thống của ta tuy có nhiều tiềm năng nhưng đang thiếu chiến lược, thiếu những người dàn dựng có tư duy mới để có thể đưa vào các chương trình nghệ thuật những nét nổi trội và đặc sắc của nghệ thuật truyền thống thực sự hấp dẫn đối với khán giả quốc tế.

Sinh ra từ cái nôi đồng bằng Bắc Bộ, qua nhiều thế kỷ, nghệ thuật biểu diễn dân gian sân khấu Chèo đã trở thành một bộ môn đặc sắc và độc đáo của nền văn hóa dân tộc. Bắt nguồn từ các trò diễn xướng dân gian, qua nhiều thế kỷ được dày công vun đắp bởi các nghệ nhân tài hoa, nghệ thuật Chèo đã có chỗ đứng vững chắc trong tâm thức người dân Việt Bắc Bộ. Bàn về Chèo, không thể không đặt trong tương quan với hoàn cảnh, không gian lịch sử mà trên đó nó hình thành, phát triển, đồng thời cũng không thể không quan tâm đến sự tồn tại của Chèo trong đời sống hôm nay. Từ lâu, Chèo đã được nhìn nhận là vốn di sản quý giá, được xếp vào dòng nghệ thuật truyền thống cần được khai thác, giữ gìn, phát huy nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại, là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có khả năng hấp dẫn du khách.

Trên thực tế về phương diện nghệ thuật, ngành Chèo thời gian qua đã ít nhiều thu được những thành tựu nhất định trong khâu sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu, đào tạo nghệ sĩ, phục hồi những vở diễn tiêu biểu, những làn điệu chủ yếu cùng những khuôn múa, tình tiết diễn xuất cổ truyền ... hướng tới xây dựng sân khấu Chèo của thời đại mới. Tuy nhiên, về lĩnh vực du lịch, các hoạt động liên quan đến Chèo còn thưa vắng, bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế. Các điểm diễn Chèo hầu hết đều lâm vào tình trạng khan khán giả, các nhà hát hoạt động cầm chừng, các chương trình biểu diễn Chèo phục vụ du lịch vừa ít vừa kém hấp dẫn, các hoạt động tuyên truyền quảng bá còn sơ sài và kém hiệu quả … tất cả tạo nên một bức tranh không mấy tươi đẹp về nghệ thuật Chèo trong làng du lịch hiện nay.

Từ hiện trạng khai thác nghệ thuật Chèo ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và các kiến thức đã được truyền thụ, luận văn đã cố gắng đưa ra một số phương hướng, biện pháp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng các dịch vụ, tính hấp dẫn của các chương trình biểu diễn Chèo đối với du khách, tăng cường thông tin quảng bá … Tuy nhiên, để có thể tổ chức thực hiện được tốt những đề xuất và các giải pháp trên đây, đòi hỏi Nhà nước cần có chủ trương chính sách phù hợp tạo điều kiện cho ngành du lịch có cơ sở để thực hiện nhiệm vụ. Cùng với đó, ngành du lịch cần phát huy vai trò tiên phong của mình dựa trên cơ sở định hướng và chủ trương hợp lý của Nhà nước, sự thống nhất quan điểm, cách làm từ trung ương tới địa phương, giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp du lịch, giữa doanh nghiệp với điểm biểu diễn và các làng Chèo nghệ thuật.

Luận văn đã cố gắng nghiên cứu và đã một phần nêu ra được thực trạng hoạt động khai thác nghệ thuật Chèo truyền thống trong phát triển du lịch và đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm đạt được sự phát triển tối ưu. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, do bản thân học viên còn nhiều hạn chế về năng lực chuyên môn và khả năng lý luận thực tiễn nên chắc chắn luận văn sẽ có nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm, giúp đỡ, đóng góp của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô và bạn bè để nâng cao chất lượng luận văn hơn nữa.

Cuối cùng, học viên xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn – PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng – người Thầy đã hướng dẫn tận tình cho học viên để có thể hoàn thành tốt luận văn. Cạnh đó, em cũng gửi lời cám ơn chân thành

tới các thầy cô trong Khoa Du lịch học – Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội vì sự quan tâm và giúp đỡ học viên trong suốt quá trình học tập tại Trường cũng như trong quá trình làm luận văn. Em kính chúc các thầy, các cô sức khỏe và đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp giảng dạy trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1.Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thành phố Hồ

Chí Minh.

2.Trần Thúy Anh (2011), Giáo trình du lịch văn hóa, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội.

3. Toan Ánh (1991), Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ

Chí Minh.

4.Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Thành phố Hồ Chí Minh.

5.Lê Ngọc Canh (2003), Nghệ thuật múa chèo, Nxb Sân khấu.

6.Hà Văn Cầu (2005), Lịch sử nghệ thuật Chèo đến giữa thế kỷ XX, Nxb Sân khấu.

7.Hà Văn Cầu (2005), Lịch sử nghệ thuật Chèo, Nxb Sân khấu.

8.Hà Văn Cầu (2001), Chèo truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hóa nghệ

thuật.

9.Trường Chinh (1949), Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam, Hội văn

nghệ Việt Nam.

10. Lê Văn Chưởng (2004), Dân ca Việt Nam - Những thành tố của chỉnh thể nguyên hợp, Nxb Khoa học xã hội.

11. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (chủ biên) (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động – xã hội.

12. Tuấn Giang (2010), Nguồn gốc ca nhạc Tuồng Chèo Cải lương, Nxb

Sân khấu.

13. Bùi Đức Hạnh (2004), Tìm hiểu âm nhạc sân khấu Chèo, Nxb Sân

khấu.

14. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội.

15. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận (chủ biên) (1995), Các vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học.

17. Đinh Trung Kiên (1999), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội.

18. Vũ Tự Lập (chủ biên) (1991), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng, Nxb Khoa học xã hội.

19. Nguyễn Văn Lê (1996), Xã hội học du lịch, Nxb Trẻ thành phố Hồ

Chí Minh.

20. Nguyễn Văn Lê (1997), Tâm lý học du lịch, Nxb Trẻ thành phố Hồ

Chí Minh.

21. Nguyễn Văn Lưu (1998), Trị trường du lịch, Nxb Trẻ thành phố Hồ

Chí Minh.

22. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2008), Trò nhời trong Chèo truyền thống,

Nxb Sân khấu.

23. Hữu Ngọc (chủ biên) (1995), Từ điển văn hoá cổ truyền Việt Nam.

Nxb Thế giới.

24. Hữu Ngọc (2008), Lãng du trong văn hoá Việt Nam, Nxb Thế giới.

25. Hữu Ngọc, Lady Borton (2008), Chèo – Popular Theatre, Nxb Thế

giới.

26. Trần Đình Ngôn (2008), Nghệ thuật viết Chèo, Nxb Sân khấu.

27. Trần Đình Ngôn (2009), Tấu nói tấu Chèo, Nxb Sân khấu.

28. Trần Đình Ngôn (2010), Nghệ thuật biểu diễn Chèo truyền thống,

Nxb Sân khấu.

29. Trần Đình Ngôn (2010), Chiếng Chèo Đông, Nxb Sân khấu.

30. Trần Việt Ngữ (1996), Về nghệ thuật Chèo, Nxb Viện Âm nhạc.

31. Nguyễn Hồng Phong (1963), Lịch sử văn học Việt Nam – Tập 1, Nxb

Khoa học.

32. Đình Quang (2004), Về đặc trưng và hướng phát triển của Tuồng Chèo truyền thống, Nxb Sân khấu.

34. Quốc hội (2005), Luật Di sản văn hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

35. Quốc sử quán triều Lê (2009), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Văn học.

36. Dân Quốc (2009), Trang trí chèo 50 năm một chặng đường phát triển (1951-2001), Nxb Sân khấu.

37. Nguyễn Minh San (1994), Tiếp cận tín ngưỡng dân gian Việt Nam,

Nxb Văn hoá dân tộc.

38. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2005), Non nước Việt Nam, Sách hướng

dẫn du lịch.

39. Trần Đức Thanh (1998), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội.

40. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.

41. Trần Ngọc Thêm (1999), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb

Thành phố Hồ Chí Minh.

42. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1996), Đạo Mẫu ở Việt Nam, Nxb Văn

hóa dân tộc.

43. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội.

44. Trần Trí Trắc (2010), Sân khấu Chèo chuyên nghiệp nhìn từ một hội diễn, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 308, tháng 2-2010.

45. Đinh Quang Trung (2010), Ngôn ngữ tiềm ẩn trong Chèo cổ, Tạp chí

Văn hóa nghệ thuật số 309, tháng 3 – 2010.

46. Chu Quang Trứ (2001), Di sản văn hoá dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Mĩ thuật Hà Nội.

47. Viện Sân khấu (1995), Thực trạng Chèo hôm nay, Nxb Sân khấu.

48. Lê Trung Vũ (chủ biên) (1992), Lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb

Khoa học xã hội.

49. Trần Quốc Vượng (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.

50. Nhiều tác giả (2001), 50 năm nhà hát Chèo Việt Nam (1951 – 2001) từ góc nhìn âm nhạc, Nxb Sân Khấu.

51. Nhiều tác giả (2009), Hỏi đáp văn hóa dân ca ba miền, Nxb Quân đội

nhân dân. Internet

52. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2011), Chèo,

http://vi.wikipedia.org/wiki/Chèo

53. Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (8 – 2008), Hà Nội : Phê duyệt đề án bảo tồn, phát huy nghệ thuật chèo truyền thống, http://www.cinet.gov.vn

54. Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (02 – 5 – 2007), Bảo tồn nghệ thuật Chèo, http://cinet.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=20237&sitepageid=51

55. Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (8 – 2008), Hát Chèo Việt Nam loại hình sân khấu kịch hát dân tộc,

http://www.cinet.vn/upLoadFile/HTML/10_58_2_20112008/hatcheo.htm

56. Ngọc Trần (23 – 7 – 2010), Chèo Hà Nội mở cửa đón khách nước ngoài, http://vnexpress.net/gl/van-hoa/san-khau-dien-anh/2010/07/3ba1e5ff/

57. Người Thái Bình (2010), Múa rối hát Chèo, http://nguoithaibinh.vn

58. Người Thái Bình (2010), Chèo Khuốc, http://nguoithaibinh.vn

59. Thùy Dương (26 – 07 – 2011), Thống kê nhà hàng, khách sạn huyện Đông Hưng,

http://thaibinhtourism.com/index.php?language=vi&nv=news&op=Thong-ke-du- lich/Thong-ke-nha-hang-khach-san-huyen-Dong-Hung-67

60. Đàm Ngọc Huy (2006), Hát Chèo Việt Nam,

http://chimviet.free.fr/dantochoc/hatcheo/cheo01.htm

61. Nguyễn Lân Tuất, (2011), Nghệ thuật hát Chèo,

http://cuocsongviet.com.vn

62. Tổng cục du lịch (2011), Số liệu thống kê,

http://www.vietnamtourism.gov.vn

63. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2011), Kết quả điều tra chi tiêu khách du lịch năm 2009, http://www.itdr.org.vn/details_news-x-117.vdl#bcth1

64. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2011), Số liệu thống kê chung du lịch toàn quốc, http://www.itdr.org.vn/list_solieuthongke-group-1-pvsl-1-nam1-

65. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2011), Số liệu thống kê chung du lịch : Hà Nội, http://www.itdr.org.vn/list_solieuthongke-group-1-pvsl-2-nam1-

2005-nam2-2011-nprovince-4-slct-1.2.3.4.5.6.7..vdl

66. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2011), Số liệu thống kê chung du lịch : Thái Bình, http://www.itdr.org.vn/list_solieuthongke-group-1-pvsl-2-nam1-

2005-nam2-2011-nprovince-36-slct-1.2.3.4.5.6.7..vdl

67. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2011), Số liệu thống kê chung du lịch : Hưng Yên, http://www.itdr.org.vn/list_solieuthongke-group-1-pvsl-2-nam1-

2005-nam2-2011-nprovince-103-slct-1.2.3.4.5.6.7..vdl

68. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2011), Phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030",

PHỤ LỤC ẢNH


2. Một buổi sinh hoạt Chèo tại làng Khuốc.

4. Một buổi sinh hoạt Chèo tại làng quê.

6. Một cảnh trong vở “Oan khuất một thời” _ Nhà hát Chèo Hà Nội. 7. Nghệ sĩ Quốc Anh trong vai diễn Cao Bá

Quát.

9. Nghệ sĩ Xuân Hinh “lẳng lơ” trong vai Thị Mầu.

11. Quan Âm Thị Kính _ một kịch bản kinh điển của nghệ thuật Chèo.

13. Dàn nhạc Chèo.

15. Du khách thưởng thức hát Chèo tại Nhà hát Chèo Việt Nam.

16. Du khách quốc tế thưởng thức hát Chèo.

18. Du khách quốc tế thưởng thức hát Chèo.

20. Khách nước ngoài chụp ảnh lưu niệm với nghệ nhân.

21. Biểu diễn Chèo phục vụ lễ hội tại Chùa Láng – phường Láng Thượng – quận Đống Đa – thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGHỆ THUẬT CHÈO CỔ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH (Trang 120 -140 )

×