Tuổi của du khách

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 87 - 88)

6. Bố cục của luận văn

2.2.3.1. tuổi của du khách

Bảng 2.6. Độ tuổi của khách trong nước đến xem nghệ thuật Chèo cổ tại Nhà hát Chèo Việt Nam

(tổng số phiếu điều tra : 108 phiếu)

Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Dưới 18 tuổi 00 00,0

Từ 18 đến 30 tuổi 06 05,6 Từ 30 đến 45 tuổi 29 26,9

Trên 45 tuổi 73 67,6

(Nguồn :Tổng hợp tư liệu điều tra cá nhân)

Dựa trên kết quả thu được, chúng ta có thể thấy rất rõ một hiện thực đáng buồn là quá nửa số khách đến xem là tầng lớp trung niên, giới trẻ thành thị hiện nay hầu như đã quay lưng lại với nghệ thuật Chèo. Điều này có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do yếu tố chủ quan nội tại của nghệ thuật Chèo hiện nay chưa đáp ứng được các nhu cầu, thị hiếu mới của khán giả thành thị. Đa phần các vở Chèo vẫn mang các kịch bản xưa cũ, chậm cải biên, cập nhật những phong cách, trào lưu mới của xã hội đương đại. Tiết tấu của cuộc sống hiện nay là nhanh và mạnh, trong khi đó các động tác, lời hát trong Chèo thường chậm chạp, ê a dễ gây nhàm chán. Ngoài ra, một căn bệnh ăn sâu vào lớp người viết kịch bản hiện nay là nặng về tuyên truyền giáo dục, rao giảng đạo đức, nặng về trình bày … gây căng thẳng mệt mỏi cho người xem, nhất là với thanh niên. Giới trẻ là những người ưa khám phá những điều mới mẻ, đặc biệt giới trẻ thành thị lại lạ lẫm với những “không gian sống” đã sáng tạo và nuôi dưỡng Chèo nên họ khó có sự đồng điệu để cảm thụ … chính điều này

đã dẫn tới sự thờ ơ với nghệ thuật Chèo nói riêng và nghệ thuật truyền thống nói chung của du khách Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)