Năng lực thực hiện ngân sách và hệ thống thông tin quản lý còn yếu kém

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 62 - 64)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG Ở VIỆT NAM

2.3.1.Năng lực thực hiện ngân sách và hệ thống thông tin quản lý còn yếu kém

kém

Chấp hành ngân sách là một quá trình được điều phối bởi Kho bạc nhà nước, tổng cục thuế và tổng cục hải quan, cùng sự hợp tác của các cơ quan chủ quản, các đơn vị sử dụng ngân sách. Về mặt chi tiêu ngân sách, chi ngân sách là trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách phối hợp với kho bạc nhà nước thuộc bộ tài chính, là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát, thanh toán và thông tin quản lý tài chính.

Hệ thống kho bạc hiện đang hoạt động tương đối có hiệu quả để ngăn chặn tình trạng vượt chi so với dự toán, hoặc sử dụng không đúng mục đích hoặc sai chế độ, tiêu chuẩn. Trước khi có một khoản thanh toán được thực hiện, việc thanh toán được đưa vào một hạng mục ngân sách và hệ thống kho bạc sẽ kiểm tra số dư của hạng mục ngân sách đó.

dựng cơ bản lớn đang chồng chất trong ngành giao thông vận tải. Gần đây, chúng ta đã áp dụng một số các biện pháp nhằm đơn giản hóa và triển khai việc chấp hành ngân sách như các đơn vị sử dụng ngân sách được toàn quyền thực hiện ngân sách theo dự toán chi ngân sách hàng quý bằng cách gửi đề nghị thanh toán trực tiếp tới kho bạc. Hệ thống mới này rõ ràng cho phép hoạt động ở các đơn vị sử dụng ngân sách chủ động, linh hoạt hơn. Tuy nhiên việc ngân sách không đi qua các cơ quan chủ quản và bộ phận chức năng của cơ quan tài chính có thể làm suy yếu vai trò của các cơ quan, đơn vị này và làm giảm lượng thông tin về chi ngân sách trong ngành, lĩnh vực mình quản lý. Có thể có ý kiến cho rằng việc các cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính thực hiện vai trò tương tự như kho bạc nhà nước là điều không hợp lý, song rõ ràng là, các cơ quan này cần phải có các thông tin chi ngân sách về ngành mình quản lý.

Trước đây, ở Việt Nam cũng như trên nhiều nước, công tác phát triển hệ thống thông tin quản lý tài chính chủ yếu giao cho các đơn vị riêng rẽ, mà không chú ý đến các dòng lưu chuyển thông tin hết sức quan trong giữa các bộ phận trong hệ thống và giữa hệ thống với bên ngoài. Kết quả là, các hệ thống hiện nay manh mún, phân tán về mặt công nghệ và hoạt động chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Kết quả cuối cùng là sự không đồng bộ, không thống nhất và không chính xác về các dự liệu tài khóa, thiếu tính minh bạch và giảm khả năng kiểm soát. Hiện tại, Việt Nam đang bước đầu áp dụng biện pháp hiện đại hóa các hệ thống quản lý kho bạc và ngân sách cốt lõi của mình. Nhìn chung, các hệ thống đang được sử dụng tỏ ra có hiệu quả và ngăn chặn được tình trạng chi vượt và chi không đúng hạng mục ngân sách. Tuy nhiên, vẫn còn một tồn tại lớn:

 Nhìn từ góc độ thể chế, do thiếu một hệ thống kế toán chung, nên đã dẫn đến các báo cáo tài chính không thống nhất, gây khó khăn cho việc so sánh. Trước đây, ba hệ thống thông tin quản lý tài chính cùng tồn tại độc lập trong các cơ quan tài chính, trong kho bạc nhà nước và trong đơn vị sử dụng

đầy đủ vào hệ thống ngân sách. Việc thiếu một hệ thống ngân sách hợp nhất và tích hợp đã khiến cho công tác giám sát thu và chi ngân sách trở nên khó khăn, dẫn đến đánh giá sai lệch về tình hình tài khóa, quả đe dọa sự ổn định tài khóa. Thiếu hệ thống hợp nhất và tích hợp còn làm cho công tác đánh giá quá trình phân bổ ngân sách trở nên khó thực hiện và tương tự việc so sánh giữa kế hoạch ngân sách và kết quả thực hiện ngân sách cũng trở nên khó khăn. Đây là một trở ngại lớn cho việc thực hiện thành công phân cấp và trao quyền tự chủ.

 Vẫn còn những yếu kém về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Năm 1999, Việt nam đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông tin tại các cơ quan ngành tài chính khác nhau với mục đích là nhằm tạo ra hệ thống mạng chủ để nối kết các mạng lẻ với nhau. Chính phủ đã thể hiện mong muốn xây dựng hệ thống thông tin tích hợp quản lý ngân sách và kho bạc, đó là hệ thống TABMIS. Hệ thống này có thể thay thế hàng loạt các hệ thống hiện nay để hỗ trợ quá trình ngân sách, kiểm soát, giám sát và kế tóan ở các cấp.

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 62 - 64)