Phạm vi ngân sách chưa hoàn thiện

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 53 - 54)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG Ở VIỆT NAM

2.2.1.Phạm vi ngân sách chưa hoàn thiện

Luật ngân sách Nhà Nước đã thể hiện quyền của Quốc hội trong việc quyết định các nội dung cơ bản nhất của dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách TW cho từng Bộ, ngành. Bên cạnh đó, Luật còn quy định rõ sự phân chia trách nhiệm giữa Bộ tài chính và Bộ kế hoạch đầu tư cũng như các Bộ

toán đối với các khoản chi đầu tư phát triển. Trong Bộ tài chính, Kho bạc Nhà nước sẽ là cơ quan chịu đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện kiểm soát chi ngân sách và thông tin quản lý ngân sách của các cấp chính quyền. Việc phân chia quyền hạn như trên tuy rõ ràng nhưng lại chưa có đầu mối chịu trách nhiệm trong việc quản lý chung, thống nhất chung dẫn đến tình trạng cơ chế quản lý đôi khi còn chồng chéo, các dự án thực hiện chậm tiến độ vì cơ chế quản lý trên.

Theo tiêu chuẩn của nhiều nước đang phát triển, phạm vi ngân sách của Việt Nam tương đối toàn diện. Các hạng mục chi tiêu chính của tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc các cấp chính quyền từ TW đến địa phương, xuống đến tỉnh và huyện được thể hiện trong ngân sách quốc gia, tương tự như hạng mục chi tiêu thuộc chính quyền cấp xã. Tuy nhiên, phạm vi ngân sách vẫn chưa đầy đủ và cần được mở rộng để phù hợp với các tiêu chuẩn ngân sách được chấp nhận rộng rãi trên thế giới.

Tình trạng chưa hoàn thiện của phạm vi ngân sách bắt nguồn từ việc thông tin hạn chế về tài trợ nước ngoài. Mặc dù đã có những nỗ lực hài hòa, nhưng hầu hết mỗi nhà tài trợ đều có cơ chế giải ngân riêng của mình và đôi khi có nhiều hơn một có chế giải ngân. Các ban quản lý dự án thường không báo cáo Bộ tài chính về các khỏan giải ngân mà họ nhận được từ các nhà tài trợ, do đó Chính phủ rất thiếu thông tin về các khoản viện trợ do các nhà tài trợ trực tiếp.Việc thiếu thông tin về các dự án tài trợ trong các ngành khác nhau đã hạn chế khả năng trong lập kế hoạch và phối hợp chính xác với nguồn lực trong nước. Trên phương diện quản lý tài chính vĩ mô, một số hạng mục ngoài ngân sách là Quỹ hỗ trợ phát triển và trái phiếu ngoài cân đối ngân sách. Trên phương diện quản lý chi ngân sách, các loại phí không thống nhất và các dự án của các nhà tài trợ nằm ngoài ngân sách cũng là một sự lo ngại đáng kể.

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 53 - 54)