Các nước thuộc tổ chức OECD:

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 28 - 30)

OECD là nhóm tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, được thành lập vào năm 1960. Trong những năm 1990, hầu hết các nước thuộc tổ chức này đã thực hiện đổi mới quản lý ngân sách theo những nội dung cơ bản sau:

- Chuyển lập ngân sách ngắn hạn sang lập ngân sách trung hạn với giới hạn ngân sách cao hơn.

- Thiết lập chế độ kiểm soát chi tiêu công nhằm định hướng sự phân bổ các nguồn lực theo chiến lược ưu tiên.

- Lập ngân sách dựa theo đầu ra và kết quả.

thông qua cải cách các dịch vụ dân sự và tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, qua đó nhằm giảm bớt chi tiêu công và đạt sự ổn định kinh tế vĩ mô. Trước hết là thông qua việc xác định tính hợp lý về sự can thiệp của nhà nước sao cho phù hợp với năng lực quản lý, hai là tăng cường cơ chế trách nhiệm, cung cấp những động lực và đặt các tổ chức nhà nước hoạt động trong môi trường cạnh tranh để nâng cao tính hiệu quả.

 Cải thiện việc lập kế hoạch chi tiêu và nguồn lực: Ngân sách truyền thống có khuynh hướng tách rời những quyết định chi tiêu của đơn vị ra khỏi sự xem xét giới hạn tổng thể. Để giải quyết vấn đề này, các nước OECD đã đưa vào kế hoạch lập kế hoạch chi tiêu và nguồn lực trung hạn để hướng dẫn quy trình lập ngân sách hàng năm. Điểm quan trọng khi áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn là đánh giá nguồn hạn các nguồn lực.

 Tăng cường sự quản lý: Các nước OECD đều xem hệ thống quản lý chi tiêu công như là công cụ quản lý. Quản lý chi tiêu công tốt được đánh giá căn bản dựa trên các khía cạnh: Tính minh bạch của sự ra quyết định và thực hiện chính sách, đi kèm theo nó là tính trách nhiệm của người quản lý về hậu quả của các chính sách. Tính minh bạch được xem xét trên các khía cạnh:

- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của Chính phủ và các tổ chức quản lý tài chính. Những vấn đề nên được phản ảnh trong khuôn khổ quản lý và luật pháp.

- Công khai hóa các thông tin về hoạt động tài chính của chính phủ. - Những tủ tục về điều hành và kiểm soát ngân sách rõ ràng: hệ thống báo cáo ngân sách phải kịp thời.

1.3.2.2.Các nước Đông Âu:

Tập trung thay đổi mô hình truyền thống về quản lý các chương trình đầu tư công thông qua chính sách đánh giá đầu tư công và đánh giá chi tiêu công. Ở Estonia, người ta nhấn mạnh về việc nắm bắt vai trò minh bạch của Chính phủ. Bungari tập trung vào sàng lọc và tổng hòa quỹ ngoài ngân sách.

cảnh toàn thể các chính sách chi tiêu công và gắn kết với cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên.

Ngoài ra có thể xem xét thêm kinh nghiệm của Latvia làm minh chứng. Latvia tiến hành đánh giá chi tiêu công vào 1994 và khuyến khích thiết lập các chương trình đầu tư công cuốn chiếu 3 năm một lần. Chính phủ Latvia xem thời gian 3 năm như là một giải pháp tăng cường quản lý chi tiêu công của quốc gia và là bước đi đầu tiên hướng vào phát triển khuôn khổ lập kế hoạch tài chính trung hạn.

Hệ thống chương trình đầu tư công được Latvia đề xuất tập trung vào giải quyết các vấn đề chính của chương trình đầu tư công:

 Phát triển và chấp nhận quan điểm rõ ràng về những chiến lược ngành và những ưu tiên chính phủ để hướng tới thành lập chương trình đầu tư công và sự phân phối nguồn lực rõ ràng.

 Sàng lọc khắt khe tất cả những dự án đề xuất để đưa vào chương trình đầu tư công và thông qua chương trình đánh giá, phân tích chi phí - lợi ích và hiệu quả.

 Phân phối nguồn lực đầy đủ để bảo dưỡng và bù đắp sự giảm giá tài sản đầu tư.

 Gắn kết như cầu đầu tư với nguồn lực sẵn có, dựa vào các cuộc điều tra, xếp loại những dự án ưu tiên cao và vừa với dự toán nguồn lực tài chính có sẵn.

 Cải thiện quá trình lập và thực hiện ngân sách hàng năm, bao gồm gắn kết sự chuẩn bị chương trình đầu tư công với chu kỳ ngân sách hàng năm và yêu cầu ngân sách hàng năm chỉ tài trợ cho những dự án đã đưa vào chương trình đầu tư công.

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 28 - 30)