Các giải pháp cho dự toán, phân bổ ngân sách và phân cấp quản lý ngân sách

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 90 - 93)

3. Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước (có cả doanh nghiệp cổ phần hoá)

3.3.1Các giải pháp cho dự toán, phân bổ ngân sách và phân cấp quản lý ngân sách

ngân sách

Xác định mục tiêu chiến lược quản lý chi tiêu công

Với tư cách là một công cụ trọng tâm của chính sách tài chính quốc gia, liên quan đến việc thực hiện phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính công, nên vấn đề xuyên suốt của quản lý chi tiêu công phải thực hiện các mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ X của Việt Nam đề ra, đó là:

Xác định mục tiêu chung: tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường nhằm:

 Thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

 Thực hiện thắng lợi mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 là:

 Phát huy vai trò của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp

 Đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.

 Phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.

 Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

 Nâng cao hơn hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.

Liên quan đến phạm vi ngân sách còn hạn chế

Nên mở rộng phạm vi ngân sách để tuân theo các tiêu chuẩn đã được thế giới chấp nhận. Đặc biệt, hệ thống ngân sách cần bao gồm tất cả các khoản phí và đóng góp cũng như các loại nợ của chính phủ.

Hình thành hệ thống định mức làm cơ sở phân bổ ngân sách

Sau khi ban hành Luật NSNN năm 1996, Chính phủ đã quyết định ban hành hệ thống định mức chi tiêu ngân sách năm 1997 và các định mức thường xuyên sửa đổi. Những định mức được tiêu chuẩn hóa và áp dụng cho các mục chi trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Dựa vào hệ thống định mức, chính quyền địa phương dự toán nhu cầu chi tiêu và phân bổ nguồn lực tài chính… Có thể nói, phương pháp xác lập hệ thống định mức chi tiêu là một yếu tố quan trọng trong việc xác định hiệu quả về phân bổ và hiệu quả về mặt kỹ thuật trong chi tiêu công.

Cần đơn giản hóa và thay đổi vai trò của các định mức chi tiêu. Hệ thống định mức chi tiêu cần mang tính định hướng (hướng dẫn), để cho những người sử dụng ngân sách có thể tự quyết định trong chi tiêu, miễn là đạt được hiệu quả, hiệu lực trong phân bổ và sử dụng nguồn lực, không vi phạm tính kỷ luật tài chính tổng thể. Theo đó cần xây dựng các chỉ tiêu về hiệu quả, công bằng, tính tương hợp trong những giới hạn nguồn lực có thể đáp ứng.

hệ thống định mức chi tiêu cũng cần được xây dựng dựa trên nguồn lực tài chính toàn diện, không phân biệt nguồn trong ngân sách hay ngoài ngân sách.

Cần thay đổi định mức chi hành chính trong việc phân phối nguồn lực tài chính giữa các khu vực hành chính sự nghiệp. Định mức chi tài chính cần được chi tiết hóa hơn để tăng thêm giá trị thực tiễn trong quá trình lập ngân sách.

Về định mức phân bổ và chuyển giao nguồn lực tài chính giữa trung ương và địa phương cần căn cứ vào các tiêu thức: hiệu quả kinh tế, công bằng về tài chính và hiệu lực quản lý hành chính.

Xác lập thứ tự ưu tiên trong phân bổ chi tiêu công.

Việc xây dựng hệ thống định mức phân bổ chi ngân sách nhà nước áp dụng từ năm ngân sách 2007 sẽ hướng theo năm yêu cầu chính sau:

 Đảm bảo kinh phí để góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng 2006-2010 của cả nước, cũng như từng Bô, địa phương theo Nghị quyết Đại hội X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đã quyết định, ưu tiên những lĩnh vực quan trọng (giáo dục, đào tạo, dạy nghề, khoa học, công nghệ, môi trường...) tăng mức ưu tiên đối với vùng miền núi, Tây Nguyên khó khăn.

 Phù hợp với khả năng cân đối NSNN năm 2007 và giai đoạn 2006- 2010.

 Thực hiện đúng quy định tại Khoản g Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước, sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên.

 Thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cách cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiểu quả ngân sách nhà nước góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công, khuyến khích xã hội hoá, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế - xã hội.

 Các tiêu chí của định mức phân bổ ngân sách phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và kiểm tra, đảm bảo công bằng, công khai và minh bạch, từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế.

Phối hợp quy trình ngân sách với quy trình lập kế hoạch và quản lý kết quả thực hiện

Bộ kế hoạch và đầu tư cần phối hợp với bộ tài chính, các bộ chủ quản trong công tác xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Một phương pháp soạn lập ngân sách nhà nước theo mục tiêu và dựa trên mâu thuẫn giữa sự hữu hạn của nguồn thu và sự vô hạn của các tham vọng chính phủ, gọi là khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF). Thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn có nghĩa là mọi khoản chi của chính phủ - chi thường xuyên hay chi cho đầu tư - cho khoảng thời gian từ 03 - 05 năm phải được hoạch định trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô xác định.

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 90 - 93)