Chưa phân biệt rõ chức năng quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 78 - 79)

3. Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước (có cả doanh nghiệp cổ phần hoá)

2.4.2.3.Chưa phân biệt rõ chức năng quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh.

doanh.

Hiện có rất nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý đầu tư công đã được phát hiện trong thực tế. Đáng chú ý nhất là việc chưa phân biệt rõ chức năng quản lý Nhà nước với quản lý kinh doanh.

Tại hội thảo về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, khuyến nghị của nhiều bên liên quan đến hoạt động quản lý, sử dụng nguồn vốn này vẫn tiếp tục chỉ ra rằng: cơ chế hiện tại chưa thực sự đáp ứng đầy đủ yêu cầu về quản lý đầu tư, nhất là chưa phân biệt rõ chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư với quản lý hoạt động đầu tư cụ thể, quản lý vĩ mô với quản lý vi mô trong đầu tư.

Quản lý kinh doanh và quản lý nhà nước là hai lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi kỹ năng khác nhau. Vì vậy, người làm công tác quản lý nhà nước tham gia quyết định vấn đề của doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định không thích hợp, hoặc không kịp thời làm lỡ cơ hội của doanh nghiệp.

Hơn nữa, việc các bộ vừa làm chức năng điều tiết, xây dựng chính sách, pháp luật, vừa tham gia quản lý doanh nghiệp với vai trò chủ quản có thể dẫn tới tình trạng xung đột lợi ích. Các chính sách, pháp luật do một bộ nào đó soạn thảo có thể sẽ dành nhiều ưu ái cho các doanh nghiệp thuộc bộ mình hơn.

sự phê duyệt của cấp bộ, hoặc cấp cao hơn, nên trong trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém, việc xác định trách nhiệm rất khó khăn. Thực tế cho thấy đã có trường hợp doanh nghiệp đầu tư không hiệu quả, song vì quyết định đầu tư đó đã được Thủ tướng phê chuẩn, nên Chính phủ khó có thể yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư.

Công cuộc cải cách DNNN đã có những bước tiến vượt bậc trong thời gian qua. Số doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước đã giảm mạnh, và hầu hết các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa đều hoạt động tốt hơn trước. Tuy nhiên, số DNNN mà các bộ phải quản lý vẫn là một mảng công việc đòi hỏi mỗi bộ tập trung nguồn lực nhất định, thậm chí trong một số trường hợp nguồn lực đó là đáng kể. Trong khi tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp cải cách DNNN, sớm giảm mạnh số DNNN cần nắm giữ, điều cấp bách hiện nay là nhanh chóng phân định rõ quan hệ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ với tư cách đại diện sở hữu nhà nước với bộ máy điều hành hoạt động kinh doanh của các DNNN.

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 78 - 79)