Nhóm giải pháp trong đấu thầu mua sắm công

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 106 - 111)

3. Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước (có cả doanh nghiệp cổ phần hoá)

3.3.4 Nhóm giải pháp trong đấu thầu mua sắm công

Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam đòi hỏi phải có những thay đổi toàn diện trong khuôn khổ luật pháp của Nhà nước. Gần hai mươi năm qua đã chứng kiến những tiến bộ to lớn trong quá trình pháp triển của hệ thống pháp lý Việt Nam cả về nội dung cơ bản và thủ tục. Một số các công cụ pháp lý quan trọng đã được ban hành như Hiến pháp năm 1992, Luật đất đai năm 1993 và Bộ luật Dân sự năm 1996. Những bộ luật mới được ban hành gần đây gồm Luật thương mại, và nhiều pháp lệnh, quy chế về các vấn đề như đấu thầu nước ngoài , quản lý đầu tư và xây dựng, mua sắm đấu thầu, hành vi đạo đức của công chức nhà nước, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm trong sử dụng nguồn vốn công.

trọng là quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và quy chế quản lý và sử dụng hỗ trợ pháp triển chính thức. Hiện nay, chúng ta đã có sự hỗ trợ khá hoàn thiện từ Pháp lệnh đấu thầu mua sắm công.

3.3.4.1 Về khuôn khổ pháp lý và điều hành

Pháp lệnh đấu thầu mua sắm công

Pháp lệnh này ra đời là một mốc quan trọng trong cải cách hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên, Pháp lệnh này vẫn cần được hoàn thiện hơn nữa. Một số vấn đề chính cần quan tâm như sau:

Đấu thầu cạnh tranh rộng rãi: Pháp lệnh quy định các phương thức đấu thầu khác nhau. Tuy nhiên, Pháp lệnh đưa ra các khả năng tiếp cận dễ dàng các phương thức khác kém cạnh tranh hơn. Vì thế, có vẻ như là đấu thầu cạnh tranh rộng rãi là một ngoại lệ, chứ không phải là phương pháp chính. Cần hết sức hạn chế việc sử dụng các phương thức khác. Các phương pháp đó (đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu) chỉ nên áp dụng trong các trường hợp ngoại lệ. Cần quy định tiêu chí và điều kiện áp dụng các phương pháp này. Khả năng tiếp cận để dành đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu là trái ngược với mục tiêu tăng cường đấu thầu rộng rãi, minh bạch và cạnh tranh của Pháp lệnh.

Công bố thông tin đấu thầu: Pháp lệnh nêu các loại thông tin phải được công bố trên một tờ thông tin về đấu thầu. Những thông tin đó bao gồm thông báo mời thầu, các nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, danh sách đen các nhà thầu đã vi phạm pháp lệnh...Tuy nhiên, tính minh bạch và sự bình đẳng với các nhà thầu có thể được cải thiện hơn nữa bằng việc công bố những thông tin khác như tên các nhà thầu thắng thầu và giá trị hợp đồng. Điều này cũng sẽ giúp công chúng biết được những hợp đồng có giá thầu cao hoặc thấp (đặc biệt là xây lắp) một cách bất thường và có thể giúp chống lại vấn đề giá thầu cao/ thấp và tham nhũng nói chung. Ngoài ra, cần phải có một đầu mối thông tin chung về đấu thầu. Quảng cáo đầy đủ và kịp thời những thông báo đấu thầu là nền tảng vững chắc của tính minh bạch trong đấu thầu mua sắm công. Pháp

Hồ sơ mời thầu chuẩn: Pháp lệnh không đề cập đến các tài liệu đấu thầu mẫu như hồ sơ mời thầu và báo cáo xét thầu.

Thủ tục xét thầu: Trong thực tế, việc sử dụng hệ thống điểm để đánh giá kỹ thuật với hàng hóa và xây lắp có thể dẫn đến một cách sử dụng các tiêu chuẩn phụ thiên vị hoặc không được công bố. Cần sớm hủy bỏ cách đánh giá bằng điểm. Hồ sơ mời thầu cần nêu đầy đủ tiêu chí đánh giá và phương pháp đánh giá. Nguyên tắc là nhà thầu nào đạt được tiêu chuẩn hợp lệ, có hồ sơ dự thầu về cơ bản đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, có giá đánh giá thấp nhất và có đủ năng lực tối thiểu quy định tại hồ sơ mời thầu sẽ trúng thầu. Cần thấy rằng, một số cơ quan và đơn vị lớn là có nhiều kinh nghiệm đấu thầu như Tổng công ty điện lực Việt nam thiên về cách đánh giá không dùng điểm, tương tự như phương pháp của WB, ADB và JBIC. Trong tình hình đó, gần đây, Bộ kế hoạch và đầu tư đề xuất có thể cho phép chủ đầu tư chọn một trong hai phương pháp, đề xuất này đáng được xem xét, nhất là khi vì lý do nào đó, phương pháp chấm điểm vẫn tiếp tục được sử dụng.

Đấu thầu trong nước hay đấu thầu quốc tế: Điều 9 của Pháp lệnh đấu thầu mua sắm công đưa ra những rào cản quá mức đối với đấu thầu quốc tế. Điều này ngăn cản việc trao hợp đồng cho các nhà thầu có hồ sơ mời thầu có lợi nhất về mặt kinh tế và như vậy mâu thuẫn trực tiếp với việc xây dựng một thị trường cạnh tranh - một điều kiện tiên quyết đảm bảo đấu thầu mua sắm công có hiệu quả. Do vậy, cần loại bỏ dần những điều kiện hạn chế quá mức đấu thầu quốc tế, nhất là khi rõ ràng là có khả năng tiết kiệm cao cho ngân sách.

Những quy định đối với công chức nhà nước

Ủy ban thường vụ quốc hội đã ban hành 3 pháp lệnh mới có liên quan đến các vấn đề đấu thầu mua sắm công. Pháp lệnh công chức quy định tư cách đạo đức của cán bộ công chức nhà nước trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình và đề ra những tiêu chuẩn họ phải tuân thủ khi thực thi nhiệm vụ

nhưng vẫn chưa có quy định chung hơn cấm với công chức tham gia vào các lĩnh vực mà họ và người thân của họ có lợi ích riêng tư, lợi ích kinh tế hoặc lợi ích khác. Cần ban hành một đạo luật về hành vi đạo đức như một công cụ để tạo nên nhận thức trong trong khu vực nhà nước. Vấn đề xung đột lợi ích nên được giải quyết chi tiết hơn trong pháp lệnh đấu thầu hoặc pháp lệnh chống tham nhũng.

3.3.4.2 Về thủ tục và thông lệ đấu thầu mua sắm

Kế hoạch đấu thầu

Chất lượng kỹ thuật và thiết kế kém phản ảnh một phần chất lượng của cán bộ kỹ thuật và hệ thống dịch vụ tư vấn hiện có của Việt nam.Trong khi xây dựng năng lực để nâng cao kỹ năng kỹ thuật của tư vấn là một giải pháp dài hạn, cần sớm rà soát lại toàn bộ ngành tư vấn, Ví dụ như quy định hiện hành về phí tư vấn là một cản trở đối với đối với việc phát triển một nền công nghiệp tư vấn độc lập dựa trên cơ chế kinh tế thị trường. Hiện tại, tư vấn thường được "chỉ định" và thực chất không có sự cạnh tranh nào. Trong nhiều trường hợp, tư vấn có mối quan hệ mật thiết trực thuộc với bên mời thầu và chủ dự án. Vì tư vấn không độc lập, nên trong trường hợp chất lượng công việc kém họ không phải chịu trách nhiệm giống như tư vấn chuyên môn độc lập.

Tình hình trên có thể được cải thiện hơn bằng việc cung cấp hồ sơ mời thầu chuẩn, báo cáo xét thầu chuẩn và các văn bản hướng dẫn khác nhau. Tuy nhiên, việc này cũng không thể thay thế cho đào tạo. Đào tạo phải được tiến hành song song với việc thực hiện những bước này.

Về dài hạn, Chính phủ nên dừng việc điều tiết thiếu tự nhiên thị trường tư vấn độc lập. Dần dần giải pháp này sẽ cho phép một nhành tư vấn độc lập và có chuyên môn thực sự phát triển.

Một biện pháp trung hạn có thể là nâng cấp hệ thống hiện có và xây dựng mới một hệ thống kiểm tra và tiêu chuẩn chất lượng giúp cho việc soạn thảo tốt các yêu cầu và thiết kế kỹ thuật. Việc đào tạo các cán bộ làm đấu thầu

liên quan đến chi tiết và thiết kế kỹ thuật. Các chuyên gia có trình độ kỹ thuật cao trong các lĩnh vực khác nhau có thể soạn thảo tài liệu yêu cầu kỹ thuật chuẩn tối thiểu cho từng lĩnh vực liên quan. Những tài liệu đó cần được phổ biến cho cán bộ kỹ thuật và đấu thầu trong lĩnh vực liên quan.

Phương pháp đấu thầu mua sắm

Vấn đề chủ yếu ở đây là sự lựa chọn phương thức đấu thầu hạn chế hay phương pháp đẩu thầu rộng rãi và cấp nào có thể quyết định việc này. Việt Nam cần hết sức hạn chế sử dụng các phương pháp mua sắm khác không phải là đấu thầu mua sắm rộng rãi. Biện pháp là quy định đấu thầu rộng rãi là phương pháp chính và bắt buộc đối với các gói thầu có giá trị lớn hơn một ngưỡng tiền được xác định trong quy chế. Trường hợp đấu thầu rộng rãi không phải là phương pháp phù hợp thì phải có giải trình tại sao không phù hợp và tại sao một phương pháp ít cạnh tranh hơn, như đấu thầu hạn chế lại phù hợp hơn. Giải trình này phải đưa vào kế hoạch đấu thầu và phải được cấp có thẩm quyền trình duyệt.

Chính phủ nên quy định rõ mối liên hệ giữa giá trị gói thầu, phương pháp mua sắm và cấp phê duyệt. Nên đưa vào dạng bảng cho dễ hiểu, riêng cho hàng hóa, công trình và dịch vụ. Trình tự và thủ tục đấu thầu mua sắm rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và tính minh bạch. Cùng với quy định rõ ràng và tốt hơn đối với công tác lưu giữ hồ sơ và tài liệu đấu thầu, công tác kiểm tra phê duyệt trước và sau khi ký kết hợp đồng, cải tiến này sẽ là một cách hữu hiệu lực để giám sát việc sử dụng nguồn vốn công.

Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng là bắt buộc đối với đấu thầu rộng rãi. Các cơ quan nhà nước cũng đã nhận ra rằng tính minh bạch là rất quan trọng đối với mua sắm công. Do vậy, pháp lệnh đấu thầu đã đưa ra một số cải tiến tiến bộ đáng kể về yêu cầu quảng cáo đấu thầu. Cụ thể là , tất cả các thông tin quan trọng về đấu thầu mua sắm công phải được công bố trên

Quy trình xem xét và phê duyệt cuối cùng

Hệ thống đánh giá và phê duyệt và phê duyệt hiện tại đối với các hợp đồng lớn là một quy trình đánh giá và xem xét nhiều cấp làm tốn nhiều thời gian và do đó dẫn đến việc chậm trễ trong trao hợp đồng. Do số người tham gia vào đánh giá lớn và mất nhiều thời gian nên trong quá trình này dễ xảy ra việc sử dụng không đúng, gây sức ép, thao túng và rò rỉ thông tin. Vì vậy, quy trình này cần được tinh giản:

 Phân cấp quyền và trách nhiệm phê duyệt và cho phép mỗi bộ chủ quản hoặc ủy ban nhân dân là cấp phê duyệt cao nhất.

 Xóa bỏ quy trình đánh giá nhiều cấp, thay vào đó là tinh giản quy trình đánh giá bằng cách xây dựng một hệ thống hai bậc. Cơ quan đấu thầu chịu trách nhiệm đánh giá và bộ chủ quản hoặc chính quyền địa phương chịu trách nhiệm xem xét lần cuói và phê duyệt.

 Áp dụng đánh giá sau đối với các gói thầu dưới một ngưỡng giá trị nào đó để đơn giản hóa và bổ sung vào hệ thống chỉ đánh giá trước hiện tại.

 Mô tả những quy định đánh giá, gồm cả năng lực và đại diện cần thiết cho công tác đánh giá, trách nhiệm đói với quy trình hvà tài liệu bắt buộc và lưu giữ hồ sơ câng thiết.

 Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cho việc lưu giữ hồ sơ đấu thầu mua sắm công.

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)