Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam:

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 32 - 34)

Xác lập lại vai trò và cấu trúc của Nhà nước. Nội dung chiến lược này là nhằm hướng vào xác lập lại quy mô khu vực công và phạm vi can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế cho phù hợp với năng lực quản lý, thông qua các chính sách cổ phần hóa DNNN, tự do hóa kinh tế, xã hội hóa các hoạt động dịch vụ công .

Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý và đơn vị sử dụng ngân sách. Cung cách quản lý tập trung, quan liêu là đặc tính của hệ thống lập ngân sách theo truyền thống mà kết quả của nó là nguồn lực tài chính công sử dụng kém hiệu quả và hiệu lực, các cơ quan nhà nước không chịu trách nhiệm về hàng hóa, dịch vụ công cung cấp cho xã hội. Những người quản lý và sử dụng ngân sách hoạt động trong một môi trường bị kiểm soát hết sức cứng. Những công cụ truyền thống để thực hiện kiểm soát là định mức và khoản mục hóa các khoản chi tiêu, mua sắm đầu vào. Thế nhưng, chính sự kiểm soát đầu vào đã gây ra tính kém hiệu quả trong hoạt động bởi vì nó không khuyến khích tiết kiệm, không tạo ra sự gắn kết giữa khối lượng chi tiêu với khối lượng đầu

Chuyển sang lập kế hoạch dài hạn với những giới hạn ngân sách bằng việc xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn nhằm ràng buộc các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương sử dụng các nguồn lực tài chính phải gắn liền với các ưu tiên tổng thể của quốc gia.

Từng bước chuyển quản lý ngân sách theo đầu vào sang quản lý ngân sách theo đầu ra. Một khi đã thay đổi quy trình lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn, thì phương thức quản lý ngân sách cũng phải có những thay đổi nhất định cho phù hợp. Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra là một hoạt động quản lý dựa vào cách tiếp cận thông tin đầu ra qua đó giúp cho chính phủ và các cơ quan sử dụng ngân sách phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả và hiệu lực hơn. So với phương quản lý ngân sách theo đầu vào, quản lý ngân sách theo đầu ra có nhiều ưu điểm.

Phát triển hệ thống thông tin quản lý tài chính và hệ thống kế toán công. Những vấn đề này là trong số các yếu tố cơ bản góp phần làm nâng cao năng lực của chính phủ để phân phối và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả và hiệu lực.

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 32 - 34)