3. Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước (có cả doanh nghiệp cổ phần hoá)
3.3.3 Các giải pháp trong quản lý đầu tư công
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước
Nguồn vốn Nhà nước được coi là dễ bị thất thoát, lãng phí nhất nên cần được quản lý chặt chẽ về mặt pháp lý với việc quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp trong tất cả các khâu của đầu tư. Việc lập dự án, quyết định đầu tư của dự án công phải căn cứ vào danh mục được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư 5 năm của các bộ, ngành và cấp tỉnh. Đồng thời, cần phải hoàn thiện việc lập, thẩm định dự án để các dự án sau khi đã được lựa chọn phải có khả năng mang lại hiểu quả kinh tế cao. Ban quản lý dự án phải có bộ máy và đội ngũ cán bộ đủ năng lực chuyên môn theo yêu cầu
Trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm nếu để dự án rơi vào tình trạng kém hiệu quả hoặc không có hiệu quả mà không có báo cáo kịp thời. Quy chế cũng cần khẳng định cụ thể trình tự, nội dung theo dõi, đánh giá đầu tư của các cơ quan hữu trách. Mặt khác, các cơ quan quản lý đầu tư công bắt buộc phải thực hiện công khai hóa quy hoạch, kế hoạch và dự án đầu tư, phân cấp quản lý triệt để hơn, tạo quyền chủ động cho cấp dưới và tăng cường sự giám sát chặt chẽ của cấp trên. Quy định rõ tiêu chí, tiêu chuẩn trong công tác thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư, mẫu hóa các hồ sơ, văn bản báo cáo về đầu tư.
Từ những vấn đề trên, để nâng cao trách nhiệm của chính quyền cấp địa phương, mà trước hết là cấp tỉnh trong quản lý vốn các chương trình mục tiêu quốc gia tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
Phải gắn trách nhiệm của các địa phương, các bộ phận với chương trình thông qua việc thực hiện cơ chế cam kết. Từ trước đến nay luôn có sự tách biệt giữa mục tiêu chương trình với phân bổ ngân sách. Giao ngân sách không gắn với kế hoạch, mục tiêu cụ thể của từng địa phương. Do đó cần có sự thay đổi về quan niệm lập kế hoạch ngân sách. Mỗi tỉnh phải có kế hoạch triển
trong trung hạn, có bước đi hàng năm, từ đó có thể đánh giá được kết quả triển khai chương trình một cách sát thực. Ví dụ như đối với chương trình xoá đói giảm nghèo, tỉnh phải đặt ra các mục tiêu giảm nghèo trong 3 hoặc 5 năm, Trung ương cung cấp nguồn vốn ổn định để địa phương thực hiện trong thời gian này. Cơ chế này cũng áp dụng với cấp huyện, xã là cơ sở thực hiện và thụ hưởng cuối cùng.
Có cơ chế cho phép địa phương xác định thứ tự ưu tiên trong sử dụng ngân sách. Đưa ra các tiêu chí phân bổ ngân sách cho từng chương trình, để tỉnh có thể cụ thể hoá việc phân bổ ngân sách cho các huyện, xã bảo đảm việc chi tiêu có hiệu quả, phù hợp với điều kiện ở mỗi tỉnh. Tiêu chí phân bổ ngân sách cho chương trình mục tiêu cần gắn với các điều kiện về dân số, tỷ lệ hộ nghèo, về quy mô diện tích, về số lượng đơn vị hành chính, đặc điểm vùng. Tuỳ mỗi chương trình mà có hệ số phân bổ cho thích hợp. Không nên phân bổ đơn giản, cào bằng như một số chương trình hiện nay.
Có cơ chế khuyến khích tài chính để khuyến khích các địa phương sử dụng có hiệu quả, triển khai tốt hơn chương trình. Trước hết là ổn định kinh phí cho các chương trình trong trung hạn 3 hoặc 5 năm; Trong từng chương trình cho phép tỉnh có cơ chế nơi nào hoàn thành nhiệm vụ thì phần kinh phí dôi ra được phép chi cho địa điểm khác, mục tiêu khác của chương trình. Ví dụ Chương trình 135, tỉnh có cam kết về số lượng xã hoàn thành chương trình, vốn cấp ổn định trong 5 năm; khi có xã hoàn thành, đủ điều kiện ra khỏi chương trình, vốn ngân sách được điều chỉnh để thực hiện ở xã khác hoặc thậm chí cho phép đầu tư vào các xã ngoài 135 nhưng có khó khăn về cơ sở hạ tầng. Với các chương trình khác cũng như vậy. Có như vậy mới khuyến khích chính quyền địa phương chỉ đạo việc thực hiện chương trình này.
Thực hiện đổi mới trong việc giải ngân vốn sự nghiệp, gắn quyền lợi của đơn vị thụ hưởng với ngân sách. Các đơn vị thụ hưởng chương trình được giao quyền sử dụng ngân sách, các đơn vị quản lý nhà nước có trách
phí chương trình sẽ trả cho việc cung cấp dịch vụ công này, không thực hiện cơ chế giao ngân sách cho đơn vị quản lý hiện nay.
Hoàn thiện về thể chế và chính sách trong đầu tư công
Cần rà soát lại các văn bản pháp luật , các quy định liên quan đến quản lý, cấp phát vốn đầu tư và xây dựng để sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ.
Tiếp tục đẩy mạnh quá trình phân cấp; Cả ở cấp bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thực hiện chi tiêu. Điều này đòi hỏi thay đổi cơ bản trong hệ thống quản lý từ quản lý mệnh lệnh sang bằng các cơ chế khuyến khích.
Cần nhấn mạnh hơn đến việc các cơ quan được phân cấp chịu trách nhiệm quyết định phải có phương pháp luận tốt và chặt chẽ hơn trong phân bổ và quản lý kinh phí đầu tư trong một khuôn khổ quản lý toàn diện. Chất lượng và sự đúng hạn của báo cáo, đặc biệt về chi tiêu, cần được củng cố nhằm cho phép các cơ quan cấp trung ương và cấp ngành có khả năng phân tích cao hơn trong giám sát và đánh giá kết quả hoạt động đầu tư.
Tổng quát hơn, hệ thống lập kế hoạch và lập ngân sách kép có xu hướng làm cho việc đảm bảo có đủ kinh phí cho vận hành và bảo dưỡng trở nên thách thức hơn. Hệ thống lập kế hoạch và ngân sách kép này thiên về đầu tư mới. Nhiều ý kiến cho rằng nên tăng tối đa đầu tư và giảm thiểu chi thường xuyên là quá đơn giản và là nguồn gốc dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng trong quản lý nguồn lực và dẫn tới tỷ suất thu hồi vốn của các dự án thấp. Thay vì tập trung trước tiên vào đầu tư và sau đó mới kiểm tra xem nhu cầu chi thường xuyên phát sinh từ đầu tư đã được tính hay chưa, cần coi trọng hơn dự tính chi phí thường xuyên ngay từ khi lập kế hoạch chi tiêu đầu tư: Cần đưa dự báo nhu cầu chi thường xuyên phát sinh từ các dự án đầu tư thành yếu tố quan trọng để xem xét mức dầu tư trong tương lai bao nhiêu thì bền vững.
Hơn nữa, cần có một khái niệm rộng hơn về chi thường xuyên, gồm tất cả những chi phí vận hành như lương, chi phí cung cấp dịch vụ công. Do cơ
Nhà nước cần có quy định những tiêu chuẩn cần thiết về trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ kinh tế - tài chính nhất định đối với việc bổ nhiệm chủ đầu tư, thành lập ban quản lý dự án để đảm bảo đủ năng lực đảm nhiệm việc quản lý đầu tư và xây dựng và xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc, đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Nâng cao chất lượng danh mục dự án đầu tư công cộng không chỉ là vấn đề đơn giản để áp dụng các tiêu chí thẩm định vào từng dự án riêng biệt. Nó đòi hỏi phải có quy trình để đảm bảo rằng những dự án được đề xuất có liên quan mật thiết với các chính sách ngành và phù hợp với các kế hoạch chi thường xuyên bền vững trong tầm trung hạn của ngành và cần xem xét tổng thể các yêu cầu về kinh phí đầu tư. Do đó đòi hỏi phải lập các thứ tự ưu tiên các dự án trong phạm vi giới hạn của ngân sách.
Quy trình xây dựng khuôn khổ chi tiêu công không kém quan trọng. Nó đòi hỏi đồng thời xem xét yêu cầu từ các ngành và dự án khác nhau, nhằm đảm bảo dự án được chọn nhất quán với chính sách ngành và phù hợp với mức độ có sẵn của nguồn lực thực tế. Trước khi đánh giá cụ thể một dự án, cần làm rõ vai trò cần thiết của chính phủ trong việc cung cấp hay cấp kinh phí cho những dịch vụ trong lĩnh vực đó.
Chính phủ cần xây dựng và áp dụng một cẩm nang lập kế hoạch đầu tư bao gồm các kỹ thuật lựa chọn dự án và kỹ thuật đánh giá cân đối đầu tư thích hợp giữa các ngành/ vùng.
Chính phủ cần hệ thống hóa các rủi ro gắn với đầu tư, bao gồm phân tích về những rủi ro bất thường liên quan đến các khoản vay tín dụng nhà nước.
Hoàn thiện kiểm soát nguồn vốn đầu tư công
Đề cao trách nhiệm của các cơ quan có liên quan, phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan từ khâu lập và trình duyệt dự án đầu tư, lập và trình duyệt thiết kế dự án, tổ chức thực hiện đầu tư đến khâu thanh quyết toán đầu
thiết kế, thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật, thẩm định dự toán...vào kho bạc nhà nước, giảm áp lực "quá tải" đối với cán bộ kho bạc nhà nước, hạn chế tình trạng gây phiến hà cho khách hàng, nâng cao hiệu quả kiểm soát chi.
Thống nhất, tập trung quản lý nguồn vốn nhà nước vào một đầu mối là kho bạc nhà nước ở từng cấp và tôn trọng việc chuyển vốn cho kho bạc nhà nước quản lý, kiểm soát thanh toán cho đơn vị thụ hưởng, hạn chế tối đa việc chuyển vốn cho chủ đầu tư. Điều này vừa tăng trách nhiệm, vai trò của kho bạc nhà nước cũng như tính nhất quán và chặt chẽ trong quá trình kiểm soát vốn đầu tư.
Coi trọng việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư cũng như giáo dục ý thức, phẩm chất đạo đức cho cán bộ kho bạc nhà nước, nhất là cán bộ làm nhiệm vụ này ở các kho bạc quận, huyện.
Đổi mới công tác điều hành kế hoạch vốn đầu tư, đảm bảo yêu cầu kịp thời để kho bạc nhà nước cũng như chủ đầu tư chủ động trong hoạt động của mình. Bỏ cơ chế thanh toán kế hoạch kéo dài, dự án nào không thanh toán hết kế hoạch thì thu hồi vào ngân sách, năm sau bố trí kế hoạch. Trường hợp cần thiết không bố trí kịp kế hoạch đầu năm thì cho tạm ứng. Làm được như vậy sẽ hạn chế việc các chủ đầu tư ỷ lại thời gian thanh toán, chậm tổ chức nghiệm thu thanh toán kịp thời, đồng thời giảm bớt khó khăn cho công tác kiểm soát, thanh toán, đối chiếu. quyết toán vốn cho kho bạc nhà nước.
Trong quản lý đầu tư và xây dựng các cơ quan chức năng liên quan phải tôn trọng một cách nghiêm túc thủ tục đầu tư và xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm soát, giải ngân vốn một cách kịp thời và hiệu quả.
Kho bạc nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tài chính, cơ quan đầu tư trong quá trình quản lý điều hành vốn, phân bổ và thông báo kế hoạch vốn để đảm bảo có đủ vốn thanh toán kịp thời cho những dự án đã đủ điều kiện thanh toán. Hướng dẫn cụ thể, tận tình cho các chủ đầu tư về trình tự, thủ tục giải ngân, nắm chắc tình hình thực hiện của các dự án, đôn đốc chủ đầu
Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra nội bộ hệ thống kho bạc nhà nước, thanh tra tài chính. kiểm toán nhà nước để hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung và cho đầu tư công nói riêng.
Chuyển dần từ phương thức lập ngân sách theo đầu vào sang lập ngân sách theo đầu ra, từ đó, kiểm soát chi qua kho bạc nhà nước cũng được thực hiện dựa trên các đầu ra cụ thể, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công.
Hệ thống giám sát đầu tư công đang nỗ lực để theo kịp với việc phân cấp mạnh hơn về đầu tư và quản lý chi tiêu nói chung. Cần cải thiện công tác này theo hướng xây dựng một hệ thống giám sát gián tiếp (nghĩa là Bộ KHĐT và Bộ tài chính đặt ra tiêu chuẩn, đưa ra các kỹ thuật thích hợp và đào tạo cho các nhà quản lý và chủ đầu tư khi đã được phân cấp). Hệ thống giám sát hiện nay quá tập trung vào quy trình thủ tục và những báo cáo giám sát gặp một vấn đề lớn: Nó cho thấy quá trình trao quyền đang diễn ra nhanh hơn tốc độ mà hệ thống trách nhiệm giải trình có thể theo kịp.