Vai trò của các định mức chưa được xác định rõ ràng

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 54 - 56)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG Ở VIỆT NAM

2.2.2. Vai trò của các định mức chưa được xác định rõ ràng

ngành và tỉnh thành khác nhau dựa trên các tiêu chí như dân số, tỷ lệ, đói nghèo, mức độ xa xôi và các nhóm dân cư thiệt thòi. Trước đây, các định mức này mang tính bắt buộc đối với các cơ quan thực hiện ngân sách. Đến nay, quy định này không còn nữa, như vậy, mỗi tỉnh đều có hệ thống định mức riêng để xác định tỷ lệ phân chia nguồn thu và phân bổ nguồn lực ở cấp địa phương. Mức độ bắt buộc tuân thủ các định mức tài chính do trung ương định ra thể hiện sự chuyển hướng khỏi các thông lệ trước đây vẫn còn là một vấn đề còn tranh cãi. Trong khi một số tổ chức chính phủ và phi chính phủ cho rằng, trước đây các định mức luôn được tuân thủ và thực sự hoạt động như một hệ thống kiểm soát đầu vào có hiệu quả từ trung ương tới địa phương, còn một số người khác lại cho rằng, các định mức đó chưa bao giờ có tính chất bắt buộc trên thực tế.

Cùng với các định mức tài chính, còn có một số định mức kỹ thuật do các bộ ngành sử dụng phục vụ mục đích lập kế hoạch. Ví dụ các định mức quy định số lượng giáo viên và nguồn lực cho một lớp học hay tỷ lệ học sinh/giáo viên và các định mức này do các bộ chủ quản và Bộ tài chính cùng phối hợp xây dựng. Các định mức này vẫn sẽ tiếp tục được xây dựng theo quy trình như vậy nhưng việc gắn kết chúng với định mức tài chính và do đó, với các nguồn lực hiện có còn hay không đôi khi không rõ. Kết quả là, một số chính quyền địa phương cố gắng đạt được các mục tiêu rất tham vọng trong các lĩnh vực khác nhau bằng cách đặt ra các mục tiêu thu ngân sách rất cao và điều này có khi đến các địa phương không có nguồn lực phải đặt gánh nặng thu ngân sách lên các cộng đồng dân cư bằng cách đặt ra các khỏan thu của chính cấp mình và huy động đóng góp của người dân.

Những thay đổi trong vai trò của hệ thống định mức và quy trình phân cấp đang diễn ra đã giảm vai trò đáng kể của các bộ chủ quản trong quy trình ngân sách. Nếu như trước đây, các bộ chủ quản chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống định mức phân bổ cho các ngành mình quản lý, thì theo hệ thống hiện

có cơ chế đảm bảo sự nhất quán giữa kế hoạch ngành và kế hoạch phân bổ ngân sách của địa phương, cũng như chưa có cơ chế giám sát. Sự thiếu gắn kết này sẽ làm các bộ chủ quản khó khăn trong việc thực hiện chiến lược ngành.

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)