Thực trạng trong quản lý đấu thầu mua sắm công

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 79 - 81)

3. Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước (có cả doanh nghiệp cổ phần hoá)

2.5.Thực trạng trong quản lý đấu thầu mua sắm công

Đấu thầu mua sắm công lành mạnh là một trụ cột chính để quản lý chi tiêu công tốt trong kinh tế thị trường. Một hệ thống đấu thầu mua sắm công minh bạch, công bằng và hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đạt được các mục tiêu phát triển và mua sắm được hàng hóa và dịch vụ đúng giá trị đồng tiền bỏ ra và theo dự toán ngân sách. Một hệ thống đấu thầu mua sắm công yếu kém sẽ gây chi phí cao cho chính phủ và công chúng, tăng cơ hội tham nhũng, không khuyến khích tạo thị trường cạnh tranh, trì hoãn thực hiện ngân sách, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo.

Mặc dù thời gian còn ngắn và hiểu biết về đấu thầu cạnh tranh còn hạn chế, Việt Nam đã học được những kinh nghiệm thực tế đáng kể về thủ tục và quy trình mua sắm hiện đại được áp dụng rộng rãi trong các dự án ODA. Mức giải ngân ODA tăng từ khoảng 40 triệu đô la năm 1993 đến hơn 1,6 tỷ dô la

đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB) qua việc quản lý thực hiện các dự án và các ban quản lý dự án lớn.

Khuôn khổ quản lý công không ngừng phát triển của Việt Nam đã thừa nhận rằng các chính sách và thông lệ đấu thầu mua sắm công tốt là một trong các yếu tố cơ bản đảm bảo quản lý tốt. Việt Nam đã có những thành tựu đạt được cho tới nay vẫn rất đáng kể. Một khuôn khổ pháp lý về thể chế đấu thầu mua sắm công phù hợp đã được thiết lập. Đấu thầu cạnh tranh đã trở thành nguyên tắc đối với các hợp đồng sử dụng nguồn vốn nhà nước. Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, trong 4 năm qua bình quân mỗi năm tiết kiệm được khoảng 10%, tức là khoảng 100 đến 300 triệu USD so với các dự toán chính thức trước khi đấu thầu. Những cơ hội tham nhũng thông qua quá trình mua sắm giảm đi. Chất lượng hàng hóa, công trình và dịch vụ mua sắm thông qua đấu thầu đã tăng lên. Một số lớn cán bộ đã tham dự những khóa đào tạo ngắn hạn về đấu thầu mua sắm, trong đó có nhiều khóa học được sự hỗ trợ tích cực của Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á. Nhờ những khóa học đào tạo này và đặc biệt là những kinh nghiệm quý báu mà cán bộ đấu thầu các cấp và cộng đồng các nhà thầu trong nước có được thông qua hoạt động đấu thầu thực tế của họ trong các dự án phát triển, năng lực đấu thầu của Việt Nam đã được tăng cường đáng kể, trong đó phải kể đến văn phòng xét thầu của Bộ kế hoạch và đầu tư đã và đang là cơ quan đi đầu trong việc thúc đẩy những cải cách này.

Mặc dù có những tiến bộ như vậy, thủ tục đấu thầu mua sắm của Việt Nam vẫn chưa đạt được các mức thông lệ quốc tế tốt. Mặc dù đấu thầu tốt khó có thể làm chuyển biến được các dự án chuẩn bị tồi, việc theo dõi các chương trình đầu tư công cộng cho thấy rằng những thông lệ mua sắm tốt giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả. Ngược lại, các thông lệ tồi gây lãng phí, chậm trễ và thường là nguyên nhân gây ra tham nhũng và hoạt động kém hiệu quả của các cơ quan chính phủ.

kết quả tốt đẹp trong việc tiến tới một hệ thống phù hợp và hiệu quả, hoạt động đấu thầu công vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 79 - 81)