3. Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước (có cả doanh nghiệp cổ phần hoá)
2.4.2. Các vấn đề còn tồn tại trong quản lý đầu tư công 1.Hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn nhà nước thấp
2.4.2.1.Hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn nhà nước thấp
Việc đánh giá hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam còn thấp không chỉ là đánh giá của các chuyên gia Việt Nam, mà có sự nhìn nhận đồng thuận từ các chuyên gia kinh tế nước ngoài. Như tính toán của giáo sư David Dapice thì với tốc độ đầu tư cao như Việt Nam, mức tăng trưởng tương xứng phải đạt từ 9- 10% chứ không phải như hiện nay. Kết quả giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các kết quả thanh tra, kiểm tra của ta cũng cho thấy hiệu quả đầu tư rất thấp. Thể hiện qua chất lượng quy hoạch (chưa sát thực tế, thiếu tầm nhìn dài hạn) rồi đầu tư dàn trải, tiến độ thi công dự án chậm trễ, kéo dài. Đặc biệt
Một hội thảo rất quy mô về hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn nhà nước đã phân tích rất rõ những vấn đề của đầu tư công lâu nay. Có thể nói là hiệu quả đầu tư thấp, đầu tư dàn trải, thể hiện qua hệ số hiệu quả vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ICOR là thấp– (Icor: Incremetal Capital Output Ratio – Tỷ số vốn/Sản lượng tăng thêm) . Đây là chỉ số người ta thường dùng trong phân tích kinh tế vĩ mô để đánh giá hiệu quả đầu tư. Chỉ số ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp. Ở các nước phát triển, chỉ số này thường chỉ dao động trong khoảng 3,5-4% (cá biệt như Đài Loan giai đoạn 1960-1970, với mức thu nhập như Việt Nam hiện nay, họ đạt chỉ số ICOR là 2,4 trong khi mức tăng trưởng đạt 11%). Trong khi ở ta, giai đoạn 1990-2000, chỉ số ICOR là 4,1. Giai đoạn 2001-2005 còn tăng lên tới xấp xỉ 5.