Về thực hiện và giám sát dự án

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 84 - 86)

3. Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước (có cả doanh nghiệp cổ phần hoá)

2.5.4.Về thực hiện và giám sát dự án

buộc trách nhiệm của nhà thầu. Ngoài ra, còn tình trạng thiếu sự hiểu biết và ý chí thực thi hợp đồng. Phương pháp truyền thống của Việt Nam khi có tranh chấp kinh tế xảy ra vẫn là đối thoại. Tuy nhiên, hiện tại không có sự cân đối phù hợp giữa mô hình tìm kiếm sự thống nhất hoàn toàn với mô hình quản lý hợp đồng mạnh mẽ hơn. Các công ty đã lợi dụng truyền thống này để thu vén lợi ích riêng.

Hiện tại, cũng chưa có một danh sách đen chính thức thông báo rộng rãi toàn quốc, cơ quan đấu thầu giải quyết vấn đề theo những thủ tục xây dựng. Nói chung, các thủ tục đó là không rõ ràng và hoặc không tồn tại. Điều quan trọng là phải được xây dựng một hệ thống đáng tin cậy, dựa trên những thủ tục đảm bảo sự cân bằng lợi ích và đảm bảo quyền lợi của nhà thầu và cơ quan đấu thầu.

Tư vấn sử dụng cho việc giám sát không có kỹ năng hoặc không độc lập vì họ thường được bổ nhiệm trực tiếp từ những mối liên hệ mật thiết với các cơ quan thực hiện. Đã có báo cáo về những hành vi tham nhũng, do vậy mà công trình đạt chất lượng dưới mức chuẩn thường vẫn được phê duyệt. Công việc giám sát trở nên phức tạp hơn do không có thiết kế/ chi tiết kỹ thuật rõ ràng và thiếu tiêu chuẩn.

Ngoài ra, hệ thống đấu thầu công ở Việt Nam còn thiếu nguồn nhân lực và năng lực đấu thầu kém. Chúng ta thiếu nghiêm trọng các cán bộ có trình độ chuyên môn về đấu thầu mua sắm ở cấp trung ương và đặc biệt là cấp địa phương. Năng lực giám sát thực hiện hợp đồng của các cơ quan và ban quản lý dự án còn yếu kém. Thiếu năng lực và cơ sở giáo dục, đào tạo cần thiết về đấu thầu mua sắm công. Thiếu tư vấn giám sát độc lập việc thực hiện hợp đồng. Và cuối cùng là cơ chế sở hữu và quản lý các doanh nghiệp nhà nước làm cho việc sử dụng các nguồn lực không đạt được mức tối ưu.

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 84 - 86)