Cải cách kế toán: thay thế kế toán tiền mặt bằng kế toán dồn tích

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 26 - 28)

Kế toán tiền mặt còn được gọi là kế toán dựa trên dòng tiền (Tiếng Anh là Cash basis). Thực chất đây là phương pháp kế toán dựa trên cơ sở thực thu - thực chi tiền. Phương pháp kế toán dựa trên dòng tiền là phương pháp đơn giản nhất. Theo phương pháp này thu nhập và chi phí được ghi nhận khi thực nhận tiền và thực chi tiền.

Kế toán dồn tích (Accrual basis) là phương pháp kế toán dựa trên cơ sở Dự thu - Dự chi. Theo hệ thống kế toán dồn tích, doanh thu được ghi nhận khi nó được thực hiện và chi phí được được ghi nhận khi nó phát sinh. Kết quả hoạt động kinh doanh được xác định trên nguyên tắc phù hợp.

thông tin về ngân quỹ nhờ vào cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp. Xuất phát từ ưu điểm này mà hiện nay kế toán dồn tích chiếm ưu thế hầu hết các nước trên thế giới.

1.3.1.4.Tăng cường kiểm toán

Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của Nhà nước (Trung ương, địa phương), các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức khác của Nhà nước và của nhân dân khi cùng tài trợ kinh phí cho các hoạt động công do Chính phủ quản lý. Nội dung đánh giá chi tiêu công là tập trung xem xét các vấn đề về tính bền vững tài chính và tính minh bạch trong quản lý chi tiêu công, phân cấp quản lý chi tiêu công cũng như đi sâu phân tích chi tiêu công trên góc độ tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và bình đẳng giới... đồng thời đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm tăng cường hiệu quả cũng như hiệu lực của quản lý chi tiêu công. Việc đánh giá chi tiêu công hiện nay đã trở nên cấp thiết, do các cấp chính quyền luôn phải đối mặt với lựa chọn khó khăn trong bố trí các khoản chi tiêu nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định với nguồn kinh phí có hạn, nhất là khi nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, nhịp độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt mức mong muốn. Điều đó dẫn đến vốn tích luỹ thấp, nguồn lực tài chính hạn hẹp, trong khi nhu cầu chi tiêu cho các ngành các lĩnh vực rất lớn, đó là những thách thức rất lớn đối với cấp chính quyền khi bố trí các khoản chi tiêu. Việc đánh giá hiệu quả chi tiêu công cho phép các cấp chính quyền các thông tin về hoạt động có hiệu quả, hoạt động không hiệu quả và thấy được mức độ hữu ích của hoạt động công, từ đó có phương án phân bổ nguồn lực có hiệu quả hơn. Nguồn tài chính để tài trợ cho các hoạt động công phần lớn được hình thành từ sự đóng góp bắt buộc (thuế) và tự nguyện của công chúng, cho nên hiệu quả sử dụng nguồn tài chính phải được công khai và giải trình là một yêu cầu cần thiết.

Chức năng của kiểm toán tài chính công là thực hiện kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động, kiểm toán báo cáo tài chính đối với các cấp ngân sách

Kiểm toán tài chính công có chức năng kiểm tra xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và các đoàn thể, các tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí do ngân sách cấp (kiểm toán báo cáo tài chính); kiểm tra tình hình chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính, kế toán (kiểm toán tuân thủ); kiểm tra tính hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao (kiểm toán hoạt động) của các đơn vị này. Kiểm toán tài chính công có vị trí quan trọng trong quản lý Nhà nước, không thể thay thế bằng công cụ khác. Kiểm toán tài chính công tạo niềm tin cho tất cả những ai quan tâm đến tình hình tài chính công. Thông qua việc xác nhận tính trung thực, hợp lý của các số liệu tài chính tại các cơ quan có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do kiểm toán tài chính công thực hiện mà những người quan tâm đến tình hình tài chính công có thể tin vào sự đúng đắn của các số liệu được công bố, và là cơ sở để Nhà nước đánh giá khách quan tình hình quản lý tài chính công ở các đơn vị, đồng thời phát hiện những bất cập về chế độ quản lý tài chính công, nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 26 - 28)