Về giá thầu thấp và quá trình thực hiện giám sát dự án

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 111 - 113)

3. Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước (có cả doanh nghiệp cổ phần hoá)

3.3.4.3Về giá thầu thấp và quá trình thực hiện giám sát dự án

Việc tái áp dụng giá sàn sẽ đưa ra những tín hiệu sai cho khu vực tư nhân mới nổi lên. Giá sàn không khuyến khích yếu tố cạnh tranh - một yếu tố chủ chốt để phát triển một môi trường kinh doanh độc lập. Nó cũng sẽ đi ngược lại mục tiêu phát triển chung của đất nước là cho phép và ủng hộ sự phát triển của kinh tế thị trường. Vì vậy:

 Sử dụng giá đánh giá thấp nhất làm tiêu chuẩn đánh giá. Không áp dụng giá sàn.

 Chuẩn bị các quy trình và hướng dẫn chi tiết để xác định tiêu chí năng lực của nhà thầu

 Củng cố hệ thống giám sát và thực thi hợp đồng.

Tư vấn sử dụng cho việc giám sát không có kỹ năng hoặc không độc lập vì họ thường được bổ nhiệm trực tiếp từ những đơn vị có mối liên hệ mật thiết với cơ quan thực hiện. Đã có báo cáo về những hành vi tham nhũng, do vậy mà công trình chất lượng dưới mức chuẩn vẫn thường được phê duyệt. Công việc giám sát thường trở nên phức tạp hơn do không có thiết kế, chi tiết kỹ thuật rõ ràng và thiếu tiêu chuẩn. Vì vậy, chúng ta cần

 Xây dựng và thực thi các hợp đồng chuẩn

 Đào tạo về quản lý, giám sát và kiểm tra chất lượng dự án  Xây dựng một hệ thống sổ đen thống nhất

Nhiều vấn đề cản trở kết quả đầu tư có thể là do những khó khăn mang tính hệ thống mà trong đó năng lực quản lý dự án là trọng tâm. Một cuộc điều tra của các nhà tài trợ cho thấy rằng các đơn vị quản lý dự án là quá tải và hoạt động dưới nhiều hạn chế của cả bên trong và bên ngoài, bao gồm kể cả giám sát thừa những quy định mâu thuẫn nhau, không đủ cán bộ và nguồn lực được đào tạo theo thông lệ quốc tế. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện là xây dựng một chiến lược đào tạo. Chiến lược này có thể bao gồm các yếu tố như:

 Phân tích nhu cầu đào tạo, bao gồm tất cả các trình độ ở các mức cơ bản, chuyên gia và quản lý. Phân tích này nên bao gồm các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã đã thực hiện phân cấp hoàn toàn.

 Đề cương thiết kế các khóa học ngắn hạn và dài hạn cũng như nội dung của các khóa học đó. Việc nghiên cứu các tổ chức đào tạo quốc tế hiện có như UNDP là hữu ích để học hỏi về thiết kế các chương trình đào tạo.

 Phân tích một mô hình cung cấp đào tạo, có thể thành lập các khoa hoặc trung tâm đào tạo về đấu thầu mua sắm tại các trường đại học.

 Phải xây dựng một mô hình tài trợ. Cần phải có đầu tư để thiết lập phương tiện đào tạo, mua sắm tài liệu và giáo trình, công nghệ thông tin sử dụng cho đào tạo và nâng cao trình độ giáo viên

 Cuối cùng là kế hoạch hành động với các hoạt động và khung thời gian.

Một khía cạnh khác để xây dựng một nhóm hạt nhân với các chuyên gia đấu thầu có kỹ năng ở việt Nam là một hệ thống các khuyến khích. Một mô hình Việt Nam có thể áp dụng là hệ thống chứng nhận cho hệ thống đấu thầu mua sắm, giống như hệ thống hiện có đối với kiểm toán viên. Mục tiêu dài hạn hơn là xây dựng một đội ngũ chuyên viên đấu thầu được chứng nhận. Họ sẽ là người phải chịu trách nhiệm hàng đầu đối với quá trình đấu thầu mua sắm từ xây dựng kế hoạch đến ký kết hợp đồng. Chuyên gia đấu thầu mua sắm này cần phải dựa vào các chuyên viên kỹ thuật, tài chính...nhưng chuyên gia đấu thầu phải chịu trách nhiệm cuối cùng.

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 111 - 113)