Các giải pháp trong giám sát và trách nhiệm giải trình tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 93 - 101)

3. Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước (có cả doanh nghiệp cổ phần hoá)

3.3.2 Các giải pháp trong giám sát và trách nhiệm giải trình tài chính

Nâng cao năng lực thực hiện ngân sách và hệ thống thông tin quản lý

Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý và đơn vị sử dụng ngân sách. Cung cách quản lý tập trung, quan liêu là đặc tính của hệ thống lập ngân sách theo truyền thống mà kết quả của nó là nguồn lực tài chính công sử dụng kém hiệu quả và hiệu lực, các cơ quan nhà nước không chịu trách nhiệm về hàng hóa, dịch vụ công cung cấp cho xã hội. Những người quản lý và sử dụng ngân sách hoạt động trong một môi trường bị kiểm soát hết sức cứng. Những công cụ truyền thống để thực hiện kiểm soát là định mức và khoản mục hóa các khoản chi tiêu, mua sắm đầu vào. Thế nhưng, chính sự kiểm soát đầu vào đã gây ra tính kém hiệu quả trong hoạt động bởi vì nó không khuyến khích tiết kiệm, không tạo ra sự gắn kết giữa khối lượng chi tiêu với khối lượng đầu ra. Từ những hạn chế đó, để nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động, quản lý chi tiêu công đòi hỏi:

điều kiện cho những người quản lý thấy trước kết quả thực hiện và giúp cho chính phủ so sánh được kết quả mục tiêu và kết quả thực tế.

 Những người quản lý có năng lực đủ mạnh trong việc chủ động đề ra những giải pháp để giảm bớt chi phí hoạt động và nâng cao khối lượng hoặc chất lượng đầu ra.

 Tạo những đòn bẩy kinh tế khuyến khích những người quản lý cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động.

 Chuyển sang lập kế hoạch dài hạn với giới hạn ngân sách bằng việc xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn nhằm ràng buộc các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương sử dụng các nguồn lực tài chính phải gắn liền với các ưu tiên tổng thể của quốc gia. Trong năm 2002, dưới sự hỗ trợ của UNDP (dự án VIE/96/028) Chính phủ đã bắt đầu thực hiện thí điểm xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn trong ngành giáo dục - đào tạo. Trên cơ sở kinh nghiệm tích lũy được từ việc thực hiện thí điểm này, Chính phủ cần triển khai rộng rãi cho các ngành khác.

 Từng bước chuyển quản lý ngân sách theo đầu vào sang quản lý ngân sách theo đầu ra. Một khi đã thay đổi quy trình lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn, thì phương thức quản lý ngân sách cũng phải có những thay đổi nhất định cho tương hợp. Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra là một hoạt động quản lý dựa vào cách tiếp cận thông tin đầu ra qua đó giúp cho chính phủ và các cơ quan sử dụng ngân sách phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả và hiệu lực hơn. So với phương quản lý ngân sách theo đầu vào, quản lý ngân sách theo đầu ra có nhiều ưu điểm.

 Từ năm 2002, Chính phủ đã thực hiện mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước (theo QĐ 192/2001 ngày 17.12.2002). Cũng cần thấy rằng, cơ chế khoán chi này chỉ là bước đi ban đầu của quá trình chuyển đổi cung cách quản lý ngân sách theo đầu vào sang quản lý ngân sách theo đầu ra. Do đó, việc thiết lập hoàn chỉnh

 Phát triển hệ thống thông tin quản lý tài chính và hệ thống kế toán công. Những vấn đề này là trong số các yếu tố cơ bản góp phần làm nâng cao năng lực của chính phủ để phân phối và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả và hiệu lực.

Nâng cao năng lực giám sát trong khu vực công

Những thông lệ tốt trên thế giới đều cho rằng sự giám sát đối với các cơ quan và Chính phủ sẽ có hiệu quả hơn nếu như công chúng có thể tiếp cận dễ dàng các thông tin tài chính công. Chiến lược cải cách hành chính công nêu rõ "Dân chủ và tính minh bạch trong lĩnh vực tài chính công sẽ được thực hiện, do vậy mọi thông tin về chi tiêu tài chính sẽ được công bố công khai".

 Cần tiếp tục giám sát một cách hệ thống việc công khai ngân sách và quỹ tài chính ở mọi cấp, đặc biệt cấp địa phương và khuyến khích các tỉnh,huyện tham gia vào công tác giám sát. Nhìn chung, cần có sự quan tâm hơn nữa đến tính minh bạch và trách nhiệm tài chính ở cấp chính quyền địa phương. Trong tương lai, cần lưu ý đến cả phía cung và phía cầu về thông tin để thúc đẩy một môi trường có sự chia sẻ thông tin và trách nhiệm tốt hơn.

 Cần công khai báo cáo hàng năm với các số liệu chi tiết và thống nhất về chi tiêu cong ở mỗi tỉnh.

 Hàng năm, cần lập và công bố "Sách báo cáo của Chính phủ về ngân sách", giải thích một cách dễ hiểu nội dung của ngân sách và mối liên hệ của ngân sách với các mục tiêu và chiến lược phát triển quốc gia.

 Để phân cấp ngân sách ở Việt nam phát huy đồng bộ, hiệu quả và mang lại kết quả mong muốn trong nâng cao hiệu quả giải trình và trách nhiệm trong khu vực công, Chính phủ cần nhận thức rằng phải bổ sung và trong một số trường hợp là thay thế hệ thống trách nhiệm giải trình theo chiều dọc (Với chính quyền trung ương) bằng hệ thống trách nhiệm giải trình theo chiều ngang (Với Hội đồng nhân dân và với chính người dân sở tại). Để tăng trách nhiệm giải trình theo chiều ngang, cần tăng mức độ bao phủ về tính minh bạch của

báo chí và các phương tiện truyền thông khác để người dân có thể tiếp cận và tất cả các quyết định ngân sách cần được công khai trong các cuộc họp, qua đó báo chí và công chúng có thể xem xét, phản biện ngân sách địa phương và bản thân quá trình ngân sách sẽ giúp đảm bảo rằng các quan chức chính quyền phải chịu trách nhiệm và cuối cùng là đáp ứng nhu cầu và ưu tiên của người dân, điều thể hiện ưu điểm cốt lõi của hệ thống quản trị được phân cấp so với mô hình tập trung hóa.

Nâng cao hiệu quả của hoạt động chống tham nhũng

Tham nhũng là hành vi "của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân". Tham nhũng là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế-xã hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế. Tham nhũng làm chậm sự phát triển kinh tế-xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nước, đến chừng mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế-xã hội.

Cho đến nay việc chống tham nhũng ở Việt Nam chưa có kết quả rõ ràng vì nó liên quan đến nhiều người và ở nhiều vị trí, dường như nó trở thành hệ thống. Các tổ chức kinh tế quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có nạn tham nhũng trầm trọng nhất trên thế giới (xếp hạng thứ 107 theo Tổ chức Minh Bạch Quốc tế).Các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước ta cũng thừa nhận rằng tham nhũng đang là một "quốc nạn".

Để tăng cường hơn nữa việc đấu tranh chống tham nhũng, gian lận trong hoạt động kinh tế cần phải có các giải pháp thật quyết liệt, hiệu quả. Chỉ có như vậy mới hy vọng lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế nhanh, bền vững.

 Trước hết, cần tổng kết thực tiễn để nhận dạng, phân tích các điều kiện nảy sinh tham nhũng, môi trường tham nhũng, các loại và hình thức biểu hiện

pháp phòng ngừa và chống tham nhũng phải rất cơ bản, đồng bộ nhằm ngăn chặn từ gốc, phát hiện xử lý nghiêm các vụ tham nhũng, đặc biệt là các vụ lớn.

 Hai là, khẩn trương hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý, đặc biệt là pháp luật về kinh tế. Hạn chế tối đa những sơ hở tạo cơ hội cho sự gian lận và lách luật gây tổn hại cho lợi ích của Nhà nước và công dân. Nâng cao trách nhiệm của cơ quan soạn thảo luật, nâng cao chất lượng của các dự thảo luật. Tiếp tục đổi mới quy trình thảo luận, xem xét và thông qua luật của Quốc hội.

 Ba là, đề cao trách nhiệm công chức nhà nước, tạo lập và duy trì văn hóa công chức, văn hóa nghề nghiệp, văn minh công sở. Cần tạo lập và nâng cao trách nhiệm, công vụ của công chức, thái độ ứng xử của công chức trong giải quyết công việc, trong quan hệ với dân. Hết sức coi trọng việc giáo dục, trau dồi thường xuyên liên tục đạo đức, phẩm chất, ý thức trách nhiệm của công chức. Thực hiện dân chủ cơ sở trong nội bộ cơ quan và nội bộ nhân dân. Đề cao trách nhiệm và vai trò gương mẫu của người đứng đầu cơ quan, người lãnh đạo và coi đó là yếu tố quyết định để xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch vững mạnh. Ngăn chặn tham nhũng có hiệu quả phải thống nhất từ tư tưởng, nếp nghĩ và việc làm của cả xã hội, mỗi công chức, công dân, mỗi gia đình, dòng tộc, xóm làng, mỗi tập thể và cả cộng đồng. Lên án mạnh mẽ chứng vô cảm, thờ ơ, bàng quan trước những hiện tượng tiêu cực và bức xúc của người dân.

 Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Chấn chỉnh và tăng cường năng lực các tổ chức thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu quả các hoạt động thanh tra, kiểm tra gồm cả thanh tra Chính phủ, thanh tra chuyên ngành, thanh tra, kiểm tra nội bộ. Tạo lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong từng cơ quan, từng tổ chức, đảm bảo mọi quy trình nghiệp vụ, quy trình hoạt động, đặc biệt các quy trình liên quan đến tài sản, chọn lựa và bổ nhiệm nhân sự... được quy định chặt chẽ, hợp lý, được tuân thủ nghiêm ngặt. Thanh tra, kiểm tra phải kịp thời phát hiện và đề xuất giải pháp xử lý các vụ tham nhũng, đặc biệt là các

các vụ tham nhũng được phát hiện rất thấp, chỉ khoảng 5% -10%, trong đó hầu hết không do cơ quan tự phát hiện và đấu tranh. Cần xem lại tình trạng dân chủ nội bộ, năng lực, phẩm chất cán bộ lãnh đạo và người thừa hành công vụ. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ công vụ của công chức, khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người phát huy quyền làm chủ theo pháp luật, phát hiện và đấu tranh với hiện tượng vi phạm, nhũng nhiễu tiêu cực, tham ô.

 Thứ năm, xây dựng cơ quan chuyên trách đủ quyền lực, đủ thực lực để thực hiện việc phòng và chống tham nhũng. Hoạt động của cơ quan phải đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, hội tụ được ý chí, sức mạnh của hệ thống chính trị, có quyền sử dụng, điều động những bộ máy chuyên môn, bộ máy quản lý để phục vụ công việc. Cần tăng cường các cơ quan chức năng cùng với động viên, tổ chức nhân dân tham gia tích cực, hiệu quả trong cuộc đấu tranh này.

Tóm lại, tham ô và gian lận cùng với các tệ nạn xã hội đã và đang là điều nhức nhối, diễn ra rất nghiêm trọng và là một nguy cơ. Tính phổ biến của tham nhũng rất cao xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều dự án... Tham nhũng có liên quan nhiều đến buôn lậu, gian lận thương mại, lừa đảo, ma túy... với những chủ thể tham nhũng có địa vị xã hội ngày càng cao, thủ đoạn ngày càng tinh vi và phức tạp. Cần có quyết tâm chống tham nhũng của toàn xã hội với những giải pháp quyết liệt, triển khai liên tục triệt để, xóa bỏ vùng cấm và khu trú của tham nhũng. Hy vọng và tin tưởng rằng, với sự thống nhất ý chí và hành động, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận của hệ thống chính trị ở tất cả các cấp, sự tham gia tích cực của chính quyền, của nhân dân, chúng ta sẽ ngăn ngừa và từng bước đẩy lùi nạn tham nhũng, vì một nền kinh tế và xã hội giàu, mạnh, minh bạch và văn minh.

Cải tiến phương thức kiểm soát, thanh toán đối với một số khoản chi chủ yếu

các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí chi tiêu cho các nhiệm vụ thường xuyên và đầu tư. Qua quá trình tổ chức hiện đã từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách và đã góp phần tích cực vào việc hạn chế tiêu cực trong công tác quản lý ngân sách, kinh phí ngân sách được cấp. Tuy vậy cần nhìn nhận lại những vấn đề tồn tại quanh việc thực hiện KSC gắn với những chủ trương, biện pháp mới trong thời gian đến để từ đó có những đổi mới cả về nhận thức lẫn quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao vai trò của hệ thống KBNN cũng như hiệu quả của kiểm soát chi.

Kiểm soát các khoản chi thanh toán cho cá nhân (Chi lương, chi phụ

cấp, học bổng...).

- Đối với các khoản tiền lương, có tính chất lương, học bổng, sinh hoạt phí. Hàng tháng, căn cứ vào danh sách chi trả lương, phụ cấp lương, học bổng, sinh hoạt phí đối chiếu với bảng đăng ký quỹ lương hoặc bảng đăng ký điều chỉnh lương kèm theo giấy rút dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị sử dụng ngân sách, kho bạc nhà nước cấp thanh toán cho đơn vị để chi trả cho người được hưởng.

- Đối với các khoản thanh toán cho cá nhân thuê ngoài: Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, nhu cầu chi quý do đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước đăng ký, nội dung thanh toán theo hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, giấy rút dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị, kho bạc nhà nước thực hiện thanh toán trực tiếp cho người được hưởng hoặc cấp qua đơn vị để thanh tóan cho người được hưởng.

Như vậy, hàng tháng đơn vị chỉ gửi bảng tổng hợp thực tế chi trả đến kho bạc nhà nước để kho bạc nhà nước đối chiếu thanh toán và hạch toán thực thi ngân sách. Cách làm trên sẽ đơn giản việc lập và gửi bảng danh sách có ký nhận của từng người bởi trong thực tế việc gửi danh sách có ký nhận của từng người đến kho bạc nhà nước chỉ là hình thức. Kho bạc nhà nước không thể kiểm soát được số ngày làm việc thực tế, số tiền lương thực tế của từng người.

Căn cứ vào nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn trong dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao: nhu cầu chi quý do đơn vị đăng ký, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi nghiệp vụ chuyên môn cho từng lĩnh vực; giấy rút dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và các hồ sơ, chứng từ có liên quan, kho bạc nhà nước thực hiện thanh toán cho đơn vị.

Kiểm soát chi mua đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ

Đối với các khoản chi thuộc nhóm mục chi này, kho bạc nhà nước kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi, nếu đủ điều kiện thì làm thủ tục thanh toán cho đơn vị. Căn cứ đề nghị chi của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, kho bạc nhà nước thanh toán trực tiếp bằng chuyển khoản hoặc thanh toán bằng tiền mặt qua đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước để chi trả cho đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ. Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán trực tiếp, kho bạc nhà nước thực hiện cấp tạm ứng để chuyển tiền cho đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ bằng chuyển khoản hoặc cấp bằng tiền mặt cho đơn vị

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)