CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG Ở VIỆT NAM
2.2.3. Dự toán ngân sách không sát thực tế
Ở Việt Nam, theo Luật ngân sách nhà nước (NSNN) 2002, nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể của mỗi cấp chính quyền trong giai đoạn này được phân định nhìn chung là khá rõ ràng theo nguyên tắc: ngân sách trung ương giữ các nguồn thu quan trọng và đảm nhận những nhiệm vụ chi chủ yếu. Theo thời gian, ngân sách địa phương được mở rộng quyền tự chủ trong khai thác các nguồn thu tại chỗ để thực hiện các khoản chi quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Kết quả là ngân sách địa phương từ chỗ chiếm 34% tổng chi NSNN giai đoạn 1991-1996 đã tăng lên 45% giai đoạn 1997-2006 (xem biểu 2.4). Điều này tạo nền tảng cơ bản cho các địa phương chủ động nhằm cân đối ngân sách tích cực hơn.
Biểu 2.4: Qui mô chi NSTƯ và NSĐP
Đơn vị: %
Để thực hiện nhiệm vụ chi được phân cấp, cơ cấu nguồn thu phân định được chia thành 3 nhóm: các khoản thu 100% của ngân sách trung ương, các khoản thu 100% của ngân sách địa phương, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương với ngân sách cấp tỉnh do Chính phủ
quyết định. Tỷ lệ này được áp dụng chung đối với tất cả các khoản thu được phân chia và được xác định riêng cho từng tỉnh theo công thức:
Tỷ lệ phần trăm ( %) =
Trong đó, A : tổng số chi ngân sách địa phương; B: tổng số thu địa phương được hưởng 100%; C: phần mà địa phương được hưởng từ tổng số thu phân chia giữa Trung ương và địa phương;
Sau khi tỷ lệ phân chia được xác định, nó sẽ được giữ ổn định từ 3 – 5 năm. Trường hợp tỷ lệ này lớn hơn 100% thì địa phương sẽ được hưởng toàn bộ số thu phân chia theo tỷ lệ, phần còn thiếu sẽ được cấp bổ sung. Trường hợp tỷ lệ này là 100% nghĩa là tỉnh tự cân đối. Trường hợp tỷ lệ này nhỏ hơn 100% thì ngân sách trung ương sẽ điều tiết bớt nguồn thu phát sinh trên địa bàn địa phương này.
Như vậy, vấn đề bổ sung cân đối ngân sách cho các tỉnh nghèo, đóng góp vào ngân sách trung ương của các tỉnh giàu để thực hiện cân đối trong hệ thống NSNN thời gian này là dựa trên đánh giá mức độ chênh lệch giữa nguồn thu ngân sách mà tỉnh có thể tạo ra và mức độ chi ngân sách mà tỉnh đó cần. Nghĩa là, ngân sách trung ương đang cân đối thay cho ngân sách địa phương. Chính cơ chế này là động lực thúc đẩy địa phương ước lượng mức thu thấp hơn thực tế khi lập dự toán. Và thực tế diễn ra đúng như vậy. Báo cáo đánh giá chi tiêu công năm 2000 khẳng định “xu hướng ước tính thấp mức thu là phố biến”.Ở khía cạnh cân đối trong hệ thống NSNN thì việc này đã làm hạn chế tính công bằng. Ở khía cạnh cân đối NSĐP thì có nghĩa là địa phương đã cố tình đánh giá nguồn lực thấp hơn thực tế để tạo ra sự linh hoạt cho chính mình trong phân bổ nguồn lực. Ở khía cạnh cân đối tổng thể thì chính điều này đã làm cho việc đánh giá nguồn thu tổng thể thiếu sự chính xác, vi phạm nghiêm trọng tính kỷ luật tài khóa tổng thể, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định phân bổ và việc thực hiện mục tiêu của chính sách tài khóa.
tiêu ngân sách như năm 2004 là 25,5% là việc lập dự tóan không sát thực tế, trong khi đằng sau con số thu vượt mức đó còn nhiều bất ổn, trong đó thất thu còn nhiều.
Ngoài ra, hiệu quả của các khoản chi NSNN còn kém vì nhiều khoản chi vượt dự toán lớn, một số khoản chi lại không đạt dự toán làm giảm ý nghĩa của dự toán NSNN. Trong số các khoản chi vượt dự toán lớn là chi quản lý hành chính (vượt 33,5%). Nhiều địa phương có số chi quản lý hành chính vượt dự toán rất cao, từ 50% đến 150%.
Như vậy, để dự toán ngân sách có hiệu quả, kiểm toán Nhà nước cần phải vào ngay từ đầu chứ không chỉ có hậu kiểm; cần đánh giá hiệu quả của các khoản chi; làm rõ nguyên nhân của việc chi quản lý hành chính vượt cao; đưa vốn ODA vào cân đối ngân sách hằng năm và phải có cơ chế quản lý chặt chẽ hơn.