Cải cách tài chính công

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 124 - 125)

3. Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước (có cả doanh nghiệp cổ phần hoá)

3.3.6.3.Cải cách tài chính công

Tài chính công mà chủ đạo là ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn vật chất để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước. Nó vừa là công cụ vừa là mục tiêu của cải cách, nâng cao hiệu quả chi hành chính. Tuy nhiên đây là một lĩnh vực rộng lớn và mang tính chuyên môn cao, nên cần được nghiên cứu chi tiết. Ở đây, chỉ xin đưa ra một số các giải pháp mang tính hỗ trợ:

 Mọi khoản chi và thu của mọi cấp chính quyền, của tất cả các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp phải được thể hiện tập trung trong hệ thống ngân sách nhà nước. Cấm các cấp chính quyền cơ sở tự định ra các khoản thu để tạo ra các quỹ chi tiêu ngoài ngân sách bất kể là khoản gì.

 Ngân sách chi thường xuyên và ngân sách đầu tư phải được phối hợp nhịp nhàng trong tổng thể nguồn ngân sách theo định hướng thống nhất và duy nhất.

 Khuyến khích các địa phương, trước mắt là cấp tỉnh, vay từ công chúng (phát hành trái phiếu) để đầu tư nâng cấp.

 Đầu tư từ ngân sách nhà nước phải phản ảnh được những ưu tiên mang tính chiến lược của đất nước.

 Chuyển từ ngân sách mua sắm sang ngân sách đầu ra. Ngân sách ở nước ta hiện nay có thể gọi một cách đơn giản là ngân sách mua sắm các yếu tố đầu vào ( ngân sách đầu vào). Nhược điểm cơ bản của mô hình này là: Những

đạt được trong kỳ ngân sách. vì thế, những hoạt động không liên quan đến đàu ra sẽ bị cắt giảm trong ngân sách.

 Chuyển từ ngân sách hàng năm sang ngân sách trung hạn. Điều này tạo ra một số điểm tích cực như sau: Cúng cố được khả năng phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô trung hạn, tiết kiệm thời gian và công sức cho khâu soạn lập ngân sách, cho phép các đơn vị thụ hưởng chủ động bố trí ngân sách mà vẫn đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Trang 124 - 125)