Thực trạng ứng dụng CNTT&TT trong phát triển học liệu điện tử

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Trang 47)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Thực trạng ứng dụng CNTT&TT trong phát triển học liệu điện tử

2.2.2.1. Phân loại các học liệu điện tử

Tại Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông, các loại học liệu điện tử đƣợc phân thành 3 loại chính nhƣ sau:

(1) Sách điện tử

Là các định dạng điện tử (dƣới dạng các File có định dạng thông dụng nhƣ trang Web html, pdf, doc,...) có thể đọc trên màn hình máy tính hoặc máy điện thoại có các chức năng soạn thảo văn bản của các loại học liệu in.

Một nghĩa rộng hơn, sách điện tử đƣợc hiểu là tất cả các thông tin liên quan tới hoạt động đào tạo của Học viện đƣợc biên tập, cung cấp, phổ biến dƣới định dạng điện tử nhƣ: đề cƣơng chƣơng trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, sách bài giảng,...đƣợc cung cấp trên đĩa CD, mạng LAN của Học viện hoặc trên mạng Internet.

(2) Học liệu bổ trợ

Học liệu bổ trợ giảng dạy, học tập là các trang học liệu điện tử đƣợc biên soạn nhằm trợ giúp, bổ trợ quá trình giảng dạy của Cán bộ giảng dạy (CBGD) và quá trình nghiên cứu, học tập của sinh viên.

Học liệu bổ trợ có thể đƣợc xây dựng trên cơ sở công cụ trình bày PowerPoint trong bộ phần mềm văn phòng của Microsoft hoặc các công cụ biên soạn trình chiếu cao cấp khác nhƣ Acrobat, Macromedia Authorware, Flash,....

(3) Bài giảng điện tử (BGĐT)

Là bài giảng môn học-học phần đƣợc thể hiện dƣới dạng tổ hợp các định dạng điện tử (văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh, lời giảng, đoạn phim,..) đƣợc cấu trúc phù hợp, có thể đọc, duyệt bằng các trình duyệt Web/Internet thông dụng.

Ngoài ra trong trƣờng hợp BGĐT có yêu cầu phải tích hợp trên Hệ thống quản lý nội dung học (LMS) thì BGĐT phải tuân thủ tiêu chuẩn của tổ chức mạng E-learning Châu Á (EAN) cho hệ thống học tập điện tử.

2.2.2.2. Phát triển học liệu điện tử

- Đối với sách điện tử: việc thiết kế, phát triển sách điện tử thƣờng mang tính cá nhân, không có quy định quản lý chi tiết hoặc đƣợc tổ chức một cách có hệ thống.

Các công nghệ sử dụng cho việc biên tập, phát triển sách điện tử thì khá đơn giản, dễ sử dụng và thƣờng không đƣợc mua bản quyền, nhƣ bộ phần mềm Office của Microsoft, các phần mềm biên tập của Adobe, các phần mềm biên tập Web tĩnh,... việc sử dụng các phần mềm này cũng không cần có sự đào tạo đặc biệt nào. Mỗi cán bộ giảng dạy, chuyên viên đào tạo thực hiện nhiệm vụ liên quan thƣờng giao nộp 2 loại học liệu là bản in và File để sử dụng.

- Đối với học liệu bổ trợ: Hàng năm, căn cứ kế hoạch giảng dạy trong kỳ học, năm học, giảng viên đƣợc giao giảng dạy môn học đăng ký biên soạn mới học liệu bổ trợ (với môn học lần đầu tiên đƣợc phân công giảng dạy) hoặc hiệu chỉnh học liệu bổ trợ tƣơng ứng với môn học đƣợc phân công giảng dạy cho các lớp học trong kỳ học, năm học.

Không quá 2 tuần (1 tuần đối với môn học mà giảng viên đã đƣợc phân công giảng từ kỳ học trƣớc) kể từ ngày bắt đầu kỳ học có môn học đƣợc phân công lịch giảng dạy, giảng viên có báo cáo với Bộ môn về kết quả biên soạn, hiệu chỉnh học liệu. Bộ môn thông qua việc đƣa vào sử dụng trong giảng dạy và làm tài liệu tham khảo cho sinh viên.

Sau khi bài giảng đƣợc thông qua, giảng viên sử dụng bài giảng và phổ biến cung cấp bài giảng này cho sinh viên; đồng thời chuyển cho Thƣ viện để phối hợp cung cấp cho sinh viên tham khảo trên hệ thống thƣ viện điện tử khi cần.

Về mặt công nghệ, học liệu bổ trợ đƣợc xây dựng trên cơ sở công cụ trình bày PowerPoint trong bộ phần mềm văn phòng của Microsoft hoặc các công cụ biên soạn trình chiếu tƣơng đƣơng. Do vậy, đa phần các Bộ môn, giảng viên đều có khả năng tự biên tập các bài giảng kiểu này.

- Đối với bài giảng điện tử dạng đa phương tiện: Do yêu cầu của loại hình học liệu điện tử này cao hơn so với 2 loại học liệu điện tử trƣớc. Nên việc phát triển loại học liệu này có chi phí lớn hơn và phải sử dụng kết hợp giữa ít nhất 3 đối tƣợng:

+ Giảng viên: chịu trách nhiệm về phát triển kịch bản (Script), phát triển nội dung diễn giảng, trình bày nội dung diễn giảng.

+ Kỹ thuật viên hình ảnh chịu trách nhiệm hỗ trợ giảng viên trong việc xây dựng kịch bản; tổ chức ghi hình ảnh Video (nếu cần), ghi âm thanh; biên tập âm thanh/hình ảnh.

+ Kỹ thuật viên (kỹ sƣ) công nghệ thông tin chịu trách nhiệm thiết kế hình ảnh, biên tập lại các nội dung diễn giảng từ các nguồn hình ảnh, âm thanh khác nhau để đảm bảo tính đồng bộ và các yếu tố kỹ thuật.

Bài giảng điện tử đa phƣơng tiện có hiệu quả rất cao trong đào tạo đại học từ xa và hỗ trợ các hệ đào tạo khác. Tuy nhiên, một nhƣợc điểm của loại hình BGĐT đa phƣơng tiện là giá thành cao và dung lƣợng cho 1 bài giảng tiêu chuẩn là khá lớn (khoảng 30-80Mbyte/bài).

2.2.2.3. Cung cấp và sử dụng học liệu điện tử

Việc cung cấp học liệu điện tử cho học viên, sinh viên tại Học viện đƣợc thực hiện bằng 2 hình thức chính nhƣ sau:

- Cung cấp trên Website:để phổ biến tới mọi học viên, sinh viên. Các bài giảng điện tử đa phƣơng tiện đều bị kiểm soát (khóa) bởi hệ thống LMS. Sinh viên, học viên muốn đăng nhập phải khai báo mã sinh viên, học viên.

- Cung cấp trong đĩa CD-ROM: hiện mới thực hiện đối với các lớp đại học từ xa. Mỗi đầu kỳ học, sinh viên đƣợc phát 01 đĩa CD-ROM ghi toàn bộ đề cƣơng môn học, các file sách điện tử, các bài giảng điện tử.

2.2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT&TT trong tổ chức các buổi dạy học trực tuyến

Tại Học viện, hiện có 3 loại hoạt động dạy học trực tuyến (theo nghĩa hẹp, bao gồm có sự tƣơng tác giữa thầy và trò trong các buổi giảng) đã đƣợc tổ chức và tƣơng ứng với các kỹ thuật và công nghệ liên quan về CNTT&TT, đó là:

- Dạy học trực tuyến qua điện thoại.

- Dạy học trực tuyến qua hội nghị truyền hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3.1. Dạy học trực tuyến qua điện thoại

Sử dụng điện thoại cho DHTT có ƣu điểm là dễ quản lý và nhanh chóng thiết lập kênh thông tin giữa cơ sở đào tạo và ngƣời học, tuy nhiên lại khó có thể sử dụng kênh truyền này trong thời gian dài vì không thoả mãn nhu cầu về giao tiếp hình ảnh. Do vậy DHTT qua điện thoại là giải pháp ƣu điểm khi kết hợp với các phƣơng thức dạy học khác và đƣợc sử dụng trong khoảng thời gian ngắn.

Trong mô hình này điện thoại đƣợc xem là giai đoạn giúp ngƣời học hoặc nhóm ngƣời học cùng thảo luận và trao đổi trực tiếp với giảng viên ở giai đoạn giữa hoặc cuối của quá trình học tập. Nhƣ ở hình dƣới mô tả, vào một thời gian biểu nhất định, nhiều học viên (hoặc nhiều phòng học) cùng có lịch kết nối cuộc gọi tới giảng viên. Thông qua điện thoại, học viên – giảng viên có thể hỏi đáp, trao đổi những nội dung có liên quan tới nội dung môn học. Để nâng cao hiệu quả, có thể tại phòng học tập trung máy điện thoại đƣợc đấu qua một hệ thống tăng âm - micro để nhiều học viên cùng tham gia quá trình học tập.

Mô hình này đƣợc Học viện sử dụng trong giai đoạn 1995-1999, tới nay thì không còn sử dụng nữa.

2.2.3.2. Dạy học trực tuyến qua hội nghị truyền hình

Mô hình lớp học trực tuyến qua hội nghị truyền hình (HNTH) sử dụng các thiết bị âm thanh- hình ảnh (Audio-Video) có chất lƣợng cao, độ phân giải lớn, và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy cho phép giảng viên, học viên, sinh viên thực hiện các hoạt động lên lớp một cách bình thƣờng (điểm danh, giảng dạy, trao đổi, kiểm tra,…), tƣơng tự nhƣ việc lên lớp trong lớp học truyền thống.

Mạng điện thoại công cộng Loa, tăng âm Phòng học Giảng viên Học viên Đƣờng điện thoại

Hình 2.3 Sử dụng điện thoại cho dạy học trực tuyến

Đƣờng điện thoại

Đƣờng điện thoại

Thƣờng các phỏng giảng đƣợc trang bị khá đầy đủ thiết bị (hình). Do đó, nếu đƣợc chuẩn bị tốt, giảng viên có thể sử dụng kết hợp linh hoạt các giữa các phƣơng tiện trình chiếu một cách có hiệu quả (hình vẽ) thì hiệu ứng tƣơng tác giữa giảng viên và sinh viên cũng không thua kém việc giảng dạy truyền thống trên lớp. 4

Một trong các thiết bị trình chiếu thƣờng sử dụng nhiều nhất là máy tính để trình chiếu các bài giảng mà giảng viên đã chuẩn bị.

4

VCS: Video Conferencing System: Thiết bị đầu cuối hệ thống hội nghị truyền hình

Mạng Internet (Mạng VLAN)

Phòng giảng & học trực tiếp

Phòng học ở xa

Hình 2.4: Mô hình lớp học trực tuyến qua HNTH

VCS [4] VC

S

PC (Slide trình chiếu)

Bảng viết

Hình 2.5. Mô hình giảng viên và các thiết bị trình chiếu trong giảng dạy trực tuyến

Bảng điện tử Camera vật thể VCS khác (Giảng viên, chuyên gia khác)

Điện thoại (Giảng viên, chuyên gia khác)

Tới VCS

Trong buổi giảng, giảng viên có thể kết nối (điện thoại hoặc hội nghị truyền hình) với một giảng viên, chuyên gia khác để tăng hiệu quả bài giảng.

Trình tự tổ chức một buổi DHTT qua HNTH thƣờng diễn ra nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tại phòng giảng và học trực tiếp:

+ 5-10 phút trƣớc giờ học, cán bộ kỹ thuật hoặc giảng viên kiểm tra, bật máy tính và các thiết bị giảng dạy, liên hệ và kết nối với thiết bị phòng học.

+ Giảng viên thực hiện việc giảng dạy theo lịch trình nhƣ 1 tiết học bình thƣờng (nhƣng cần có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng hơn).

+ Sinh viên sẽ thấy hình giảng viên và nội dung giảng tuỳ một trong các công cụ giảng viên lựa chọn: Viết bảng, Slide máy tính trình chiếu, hay diễn giảng (nói)….

+ Trong quá trình giảng, giảng viên có thể hỏi, trao đổi với sinh viên thông qua micro tại phòng học. Sinh viên có thể trả bài, trình bày trên bảng hoặc trên máy tính để giảng viên và cả lớp học theo dõi.

+ Trong buổi giảng, giảng viên có thể tiến hành điểm danh nhƣ lớp học bình thƣờng.

+ Kết thúc tiết học, giảng viên bố trí giải lao.

+ Kết thúc buổi học: cán bộ quản lý hoặc giảng viên tắt máy, khoá cửa phòng học.

- Tại phòng học:

+ 5-10 phút trƣớc giờ học, giảng viên trợ giảng tiến hành kiểm tra và bật máy tính và các thiết bị âm thanh/hình ảnh để kết nối với phòng giảng. + Trong giờ học giảng viên trợ giảng hoặc lớp trƣởng hỗ trợ giảng viên

quản lý lớp.

+ Kết thúc buổi học: giảng viên trợ giảng hoặc lớp trƣởng tắt máy, khoá phòng học.

Việc thực hiện DHTT qua HNTH đã và đang đƣợc Học viện tổ chức cho các loại lớp học nhƣ sau:

- Đối với các lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn về công nghệ: Học viện đã tổ chức đƣợc hàng trăm khóa học theo phƣơng thức này. Thông thƣờng mỗi khóa học kéo dài từ 3-4 ngày.

- Đối với các lớp đào tạo chính quy: Học viện đang có kế hoạch thí điểm thực hiện các buổi giảng dạy giữa phòng giảng là Cơ sở đào tạo Hà đông với

các phòng học tại Cơ sở đào tạo TP. Hồ Chí Minh, tại các trạm liên kết ở Đà Nẵng, Thái Nguyên đối với các lớp đại học chính quy, cao học và đại học tại chức [29] .

- Đối với các khóa đào tạo, hội thảo và phổ biến các kết quả nghiên cứu:

giữa Học viện và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo đối tác nhƣ Đại học NewYork (Hoa Kỳ), Đại học Waseda (Nhật Bản), Viện Nghiên cứu và Đào tạo Bƣu chính và Viễn thông Lào.

2.2.3.3. Dạy học trực tuyến qua hệ thống E-learning/Textchat

Hình thức DHTT qua hệ thống E-learning/Textchat đƣợc Học viện thực hiện dành riêng đối với các lớp đào tạo đại học từ xa từ năm 2006, đến năm 2008 do hiệu quả của hình thức này không đƣợc cao, nên Học viện đã dừng hẳn việc tổ chức DHTT qua hệ thống Textchat.

Về bản chất, việc DHTT qua Textchat nằm trong 3 quá trình của việc tổ chức đào tạo từ xa nhƣ sau:

- Hướng dẫn học tập đầu kỳ: Đầu mỗi kỳ học, Học viện dành 5-10% số giờ kế hoạch (khoảng 8-12 tiết/môn) để tổ chức các buổi học ban đầu nhằm tạo điều kiện cho sinh viên đƣợc trực tiếp nghe Giảng viên hƣớng dẫn phƣơng pháp học tập, giảng dạy những nội dung, kiến thức cơ bản và lịch hƣớng dẫn, giải đáp trong kỳ của học phần đó.

- Hướng dẫn học giữa kỳ : trong khoảng thời gian từ sau buổi hƣớng dẫn học tập đầu kỳ đến trƣớc buổi hƣớng dẫn học tập cuối kỳ, Học viện tổ chức hƣớng dẫn học tập trực tiếp (Online) hoặc gián tiếp (Offline) qua mạng CNTT&TT:

a) Mạng Internet: bao gồm các hình thức hƣớng dẫn theo học phần nhƣ : diễn đàn, Chat (Text, Voice và Webcam), câu hỏi thƣờng gặp (FAQ), học liệu điện tử, thƣ viện-tài liệu tham khảo trên Website và hộp thƣ điện tử (E-mail),...

b) Mạng hội nghị truyền hình: Học viện có thể sử dụng các Phòng hội nghị truyền hình ở những Trạm giáo dục từ xa có điều kiện để tổ chức hƣớng dẫn học tập trực tiếp cho sinh viên.

Đối với DHTT qua mạng Internet:

- Sinh viên đã đăng ký học phần đƣợc quyền tham dự tất cả các hình thức hƣớng dẫn học tập theo lịch hƣớng dẫn học tập của học phần.

- Sinh viên có trách nhiệm thƣờng xuyên tham dự các hình thức hƣớng dẫn học tập qua mạng Internet.

- Hướng dẫn học tập cuối kỳ: dành 5-10% số giờ kế hoạch để tổ chức các buổi ôn tập phụ đạo, tổng kết và giải đáp bài tập, thắc mắc nhằm giúp cho sinh viên ghi nhớ và hệ thống hoá kiến thức nội dung, kiến thức cơ bản trƣớc khi thi, kiểm tra kết thúc học phần.

Trong các hình thức hƣớng dẫn học giữa kỳ qua mạng Internet, từ giai đoạn 2006 đến 2008, Học viện sử dụng hình thức DHTT qua Textchat. Quy trình tổ chức DHTT qua Textchat nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Học viện lập lịch và thông báo lịch DHTT qua Textchat tới sinh viên và giảng viên vào đợt tập trung hƣớng dẫn đầu kỳ. Lịch này bao gồm thông tin môn học, giảng viên hƣớng dẫn, giờ học. Ví dụ dƣới đây là 1 lịch DHTT:

Mã lớp Lịch giảng trực tuyến Giảng viên phụ trách

hƣớng dẫn Đơn vị

Thứ, ngày Giờ

1. Môn: Xác suất thống kê

VT105B1-3 Thứ 6: 14/07/2006 15h-17h PGS.TS. Lê Bá Long Khoa cơ bản 1

CN105B1-2 Thứ 6: 21/07/2006 15h-17h

VT105B5-6 Thứ 4: 26/07/2006 15h-17h

2. Môn: Lý thuyết thông tin

CN105B1-2 Thứ 5: 22/06/2006 15h-17h GS.TS. Nguyễn Bình Khoa KTĐT 1 VT105B1-3 Thứ 6: 30/06/2006 15h-17h VT105B5-6 Thứ 3: 11/07/2006 15h-17h 3. Môn: Xử lý tín hiệu số CN105B1-2 Thứ 5: 13/07/2006 15h-17h TS. Đặng Hoài Bắc Khoa KTĐT 1 VT105B1-3 Thứ 4: 19/07/2006 15h-17h VT105B5-6 Thứ 6: 28/07/2006 15h-17h

+ Đúng lịch học trên, giảng viên và sinh viên có thể sử dụng máy tính kết nối mạng Internet, đăng nhập vào hệ thống để tham gia buổi DHTT qua Textchat.

Hình thức thực hiện DHTT dƣới dạng phỏng vấn/hỏi đáp: sinh viên, cố vấn học tập có thể hỏi các câu hỏi theo chủ đề đã đƣợc lựa chọn hoặc câu hỏi do sinh viên hỏi trong buổi DHTT hoặc giảng viên chủ động gợi ý, dẫn dắt; các nội dung chủ yếu của việc hỏi đáp sẽ đƣợc tƣờng thuật trực tiếp trên diễn đàn; buổi DHTT có thể đƣợc ghi âm, ghi hình để biên tập lại nội dung và có thể đƣợc cung cấp dƣới dạng File âm thanh hoặc hình ảnh trên diễn đàn.

Để các buổi DHTT qua Textchat đạt hiệu quả cao, Học viện cũng có hƣớng dẫn về trình tự và nội dung: để đảm bảo thuận tiện cho việc tổ chức các buổi DHTT, trình tự và nội dung của một buổi DHTT có thể nhƣ sau:

o Trả lời/hƣớng dẫn chung về môn học/buổi học.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Trang 47)