Dạy học trực tuyến (DHTT)

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Trang 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1.Dạy học trực tuyến (DHTT)

Nhƣ trên đã trình bày, dạy học có thể hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động dạy học, là quá trình tƣơng tác, cộng tác giữa thầy và trò trong quá trình lên lớp, và ở một nghĩa rộng hơn là quá trình dạy học là toàn bộ một hệ thống gồm các thành tố cơ bản: mục đích dạy học, nội dung dạy học, phƣơng pháp, hình thức tổ chức, phƣơng tiện dạy học, kết quả dạy học, hoạt động của thầy giáo, của ngƣời học.

Dạy học trực tuyến hiểu theo nghĩa hẹp là một hình thức tổ chức các buổi giảng dạy qua các phƣơng tiện CNTT&TT, mà ở đó có sự tƣơng tác theo thời gian thực giữa thầy và trò. Ví dụ nhƣ :

- Các buổi giảng dạy qua âm thanh 2 chiều (Radio, điện thoại). - Các buổi giảng dạy qua hội nghị truyền hình, qua webcam.

- Các buổi giảng dạy qua hệ thống Online Chatting hoặc kết hợp giữa Online Chatting với Webcam trên mạng Internet công cộng.

- Các buổi giảng dạy qua hệ thống phần mềm lớp học ảo chuyên dụng (Virtual Classroom).

Dạy học trực tuyến hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ quá trình dạy học đƣợc tổ chức thực hiện kết hợp một phần hoặc toàn bộ qua hệ thống các phƣơng tiện CNTT&TT, mà ở đó sự trao đổi, tƣơng tác giữa cơ sở đào tạo và ngƣời học có thể theo thời gian thực (Realtime, Online) hoặc không theo thời gian thực (Offline). Nhƣ vậy, theo nghĩa này, DHTT là quá trình cơ sở đào tạo tổ chức thực hiện các hoạt động dƣới đây trong môi trƣờng điện tử, thông qua các phƣơng tiện truyền thông điện tử, mạng Internet:

- Quá trình tạo lập nội dung dạy học, quản lý đào tạo đƣợc thể hiện dƣới dạng truyền thông điện tử, đa phƣơng tiện, qua mạng Internet. Ví dụ: Lịch học, lịch thi đƣợc tạo lập trên một hệ phần mềm quản lý, một đoạn bài giảng về quy trình lập dự án đầu tƣ viết bằng phần mềm trình diễn Flash, một File tài liệu hƣớng dẫn sử dụng máy photocopy đƣợc tạo lập bằng phần mềm Adobe pdf, một bài giảng dựa trên công nghệ Web viết bằng phần mềm công cụ Toolbook, Html,...

- Quá trình phân phối (dạy học theo nghĩa hẹp) nội dung dạy học, quản lý đào tạo đƣợc thực hiện qua các phƣơng tiện truyền thông điện tử, qua mạng Internet, Việc phân phối các nội dung đào tạo đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng tiện điện tử. Ví dụ: lịch học, lịch thi thông báo trên Webiste, đƣợc chuyển cho học viên qua điện thoại di động, một số buổi giảng đƣợc thực hiện qua mạng Internet, tài liệu đƣợc gửi cho học viên bằng E-mail, học viên học trên Website, học qua đĩa CD-ROM Multimedia,…

- Quá trình quản lý: quá trình quản lý học tập, đào tạo đƣợc thực hiện nhờ phƣơng tiện truyền thông điện tử, qua mạng Internet. Ví dụ nhƣ việc đăng ký học qua mạng, đăng ký học phần bằng bản tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến độ học tập (điểm danh), hoạt động kiểm tra đánh giá có thể đƣợc thực hiện qua mạng Internet, ...

- Quá trình trao đổi, thảo luận, giải đáp thắc mắc: sự hợp tác, trao đổi của cơ sở giáo dục, của giảng viên và ngƣời học trong quá trình học tập cũng đƣợc thông qua phƣơng tiện truyền thông điện tử. Ví dụ nhƣ việc trao đổi thảo luận thông qua E-mail, Chatting, Forum trên mạng,…

Nhƣ vậy, ở đây có thể có sự khác biệt khá lớn khi phân biệt khái niệm DHTT, hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình tƣơng tác giữa thày và trò trong quá trình dạy học thông qua các phƣơng tiện CNTT&TT và ở nghĩa rộng hơn là một phần hay toàn bộ quá trình tổ chức dạy học, đào tạo của nhà trƣờng đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng tiện CNTT&TT.

1.5.2. Chất lượng dạy học trực tuyến

Nhƣ ở phần trên đã trình bày, chất lƣợng dạy học là chất lƣợng của việc dạy và việc học. DHTT là quá trình tổ chức việc dạy và việc học thông qua một phần hay toàn bộ các phƣơng tiện CNTT&TT.

Nhƣ vậy, từ các quan niệm về chất lƣợng dạy học và DHTT nêu trên, có thể thấy chất lƣợng DHTT về bản chất không có gì khác biệt nhiều so với chất lƣợng dạy học, vì mục đích của việc dạy học là không thay đổi theo các môi trƣờng hoặc phƣơng tiện dạy học.

Hiểu theo nghĩa hẹp của hoạt động DHTT, chất lƣợng DHTT bao hàm: chất lƣợng tổ chức các buổi giảng trực tuyến; chất lƣợng kỹ thuật của các buổi giảng trực tuyến (âm thanh, hình ảnh,... đảm bảo chất lƣợng kỹ thuật); sự chuẩn bị và thực hiện bài giảng của giáo viên đạt kết quả; sự tham dự tích cực và tiếp thu kiến thức, kỹ năng của học viên trong buổi giảng đáp ứng đƣợc yêu cầu của bài giảng, môn học.

Một cách tổng quát hơn, chất lƣợng DHTT là chất lƣợng của các quá trình: tạo lập, phân phối, quản lý và trao đổi nội dung dạy học, quản lý học tập của nhà trƣờng thông qua một phần hoặc toàn bộ các ứng dụng CNTT&TT, phù hợp với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT vào mọi mặt hoạt động của nhà trƣờng với chi phí về phƣơng tiện CNTT&TT một cách tối ƣu.

1.5.3. Nội dung quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến

Ở nƣớc ta, quản lý công tác DHTT của nhà trƣờng là một nội dung quản lý còn khá mới mẻ trong quản lý nhà trƣờng nói chung và ở các cơ sở có triển khai DHTT nói riêng. Nhiều cơ sở đào tạo, doanh nghiệp mặc dù đã triển khai DHTT nhƣng thực chất là ứng dụng CNTT&TT để hỗ trợ hình thức ĐTTX hoặc các hình thức đào tạo khác trong một phần của quá trình đào tạo. Hơn nữa, hiện chƣa có một quy chế, quy định hay hƣớng dẫn của cơ quan quản lý nhà nƣớc về DHTT để tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các cơ sở đào tạo trong nƣớc thực hiện về DHTT.

Theo tác giả, trƣớc hết quản lý DHTT cũng nhƣ các hoạt động quản lý khác trong nhà trƣờng bao gồm các nội dung: Lập kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo; và Kiểm tra, giám sát. Nhƣ vậy, để tổ chức DHTT thành công trong nhà trƣờng, nhà quản lý (hiệu trƣởng nhà trƣờng) phải phân bố nhân lực và các nguồn lực khác, tổ chức, chỉ dẫn và giám sát sự vận hành của hệ thống để hoạt động DHTT có hiệu quả và đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Do trong thực tế, quản lý DHTT còn mới mẻ, nên sự khác biệt của các nội dung của quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng DHTT và quản lý DHTT có thể chƣa đƣợc phân định rõ. Tuy nhiên, tác giả cho rằng các nội dung về quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng DHTT bao gồm một số nội dung chính sau:

1.5.3.1. Xây dựng các chính sách về DHTT

Việc xây dựng và hoạch định chính sách để tạo hành lang pháp lý cho DHTT là việc làm đầu tiên trong công tác quản lý DHTT ở cả cấp vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, việc xây dựng các chính sách về DHTT có ý nghĩa lớn trong các nội dung quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng DHTT vì các lý do sau:

Đối với cấp vĩ mô, DHTT đƣợc coi là một hình thức giáo dục chính thống. Tuy nhiên, từ Luật giáo dục tới các quy chế đào tạo hiện nay của Bộ Giáo dục và đào tạo hiện chƣa có một văn bản dƣới luật để điều chỉnh hoạt động DHTT. Năm học 2006-2007, Bộ GD&ĐT đã dự thảo ban hành quy định về đào tạo từ xa qua mạng [20], nhƣng đến nay, quy định này cũng chƣa đƣợc ban hành. Do vậy xét về mặt chính sách ở cấp vĩ mô, các hoạt động DHTT vẫn chỉ mang tính tự phát và chƣa đƣợc thừa nhận, điều chỉnh bởi các chính sách ở cấp độ của cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục.

Ở cấp vi mô, cấp nhà trƣờng: các chính sách về DHTT bao gồm một loạt các quy định có liên quan về: cung cấp thông tin đào tạo trên mạng, biên soạn bài giảng, học liệu điện tử, tổ chức giảng dạy, trao đổi, giải đáp trên mạng, kiểm tra đánh giá và chi phí cho việc DHTT qua mạng. Có thể chính sách ở cấp vĩ mô chƣa đƣợc ban hành, song theo yêu cầu phát triển của DHTT hiện nay trong các nhà trƣờng, thì theo tác giả việc ban hành các cơ chế, chính sách ở cấp nhà trƣờng là hết sức cần thiết.

Một ví dụ cho việc cần thiết phải xây dựng chính sách ở cấp nhà trƣờng là: một giảng viên lên lớp 1 tiết học để hƣớng dẫn sinh viên ôn tập sẽ đƣợc tính giờ chuẩn, trả thù lao rất rành mạch với đầy đủ các quy định để quản lý, tham chiếu,. Nhƣng một giảng viên dành 1 giờ sử dụng máy tính, mạng Internet để

trả lời, hƣớng dẫn sinh viên học tập qua E-mail, qua diễn đàn, qua Chatting thì không biết căn cứ vào quy định nào để quản lý công việc và thanh toán chi phí.

1.5.3.2. Kế hoạch hóa công tác DHTT

Xác định mục tiêu, mục đích của DHTT: việc xác định mục tiêu, mục đích để tổ chức công tác DHTT có ý nghĩa quyết định cho vì nó chỉ đạo hành động, cung cấp cho nhà trƣờng những điều để nhà trƣờng hƣớng nỗ lực vào đó, và nó có thể đƣợc sử dụng nhƣ một tiêu chuẩn đánh giá để đo lƣờng mức độ thành công của việc DHTT.

Có 2 cấp độ mà mục tiêu của DHTT cần hƣớng tới: ở cấp độ tổng thể: mục tiêu của DHTT là việc ứng dụng CNTT&TT trong quá trình giáo dục nhằm mở rộng phạm vi, quy mô đào tạo và nâng cao hiệu quả của các phƣơng thức, cơ sở giáo dục truyền thống; ở cấp độ cụ thể, mục tiêu cụ thể là việc đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới phƣơng pháp dạy và học [23].

Xác định quy trình, nội dung triển khai DHTT: quy trình, nội dung triển khai cần đƣợc xây dựng phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực tế của nhà trƣờng trong việc triển khai DHTT.

Xác định và đảm bảo các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu DHTT: các nguồn lực nhằm đạt đƣợc mục tiêu DHTT bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, kỹ thuật viên, cơ sở vật chất kỹ thuật của mạng CNTT&TT, nguồn kinh phí, các cơ chế chính sách liên quan tới DHTT trong nhà trƣờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5.3.3. Tổ chức, chỉ đạo triển khai công tác DHTT

Sau khi lập kế hoạch công tác DHTT của nhà trƣờng, các kế hoạch này cần phải đƣợc triển khai, chỉ đạo để thực hiện. Tổ chức là quá trình hình thành các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một nhà trƣờng nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra. Ngƣời quản lý phải phối hợp, điều phối tốt các nguồn nhân lực của nhà trƣờng. Trong quá trình tổ chức, chỉ đạo triển khai công tác DHTT, ngƣời quản lý cần quan tâm đến các nội dung sau:

- Đầu tư nâng cấp cho hạ tầng DHTT: Hệ thống phần cứng, hệ thống phần mềm. Việc đầu tƣ xây dựng cho hạ tầng DHTT cũng có nhiều phƣơng án lựa chọn để phù hợp với các pha của quá trình triển khai DHTT.

- Xây dựng các chính sách quản lý DHTT trong nhà trường: quy định quản lý và cung cấp thông tin trên mạng Internet, các chế độ quản lý, thanh toán chi phí trong DHTT,...

- Bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DHTT: đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, các kỹ thuật viên và đội ngũ cộng tác viên.

- Xây dựng công cụ đánh giá chất lượng DHTT: các tiêu chí đánh giá, biên soạn học liệu điện tử, quản lý giảng dạy và học tập trực tuyến.

- Thiết lập mạng lưới giữa cơ sở đào tạo và các trung tâm vệ tinh (cơ sở liên kết đào tạo) đối với các hình thức DHTT qua mạng hội nghị truyền hình.

- Phổ biến và hướng dẫn học sinh, sinh viên sử dụng hệ thống học tập trực tuyến để học tập, tiếp nhận và trao đổi thông tin và thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tự nghiên cứu trên cơ sở ứng dụng CNTT&TT.

1.5.3.4. Kiểm tra đánh giá công tác DHTT

Đây là hoạt động theo dõi, giám sát các thành quả DHTT và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Đó cũng chính là quá trình tự điều chỉnh diễn ra theo chu kỳ:

- Đặt ra các chuẩn mực thành công của DHTT.

- Đối chiếu, đo lƣờng kết quả, sự thành công so với chuẩn mực. - Tiến hành điều chỉnh những sai lệch.

- Hiệu chỉnh sửa chữa lại những chuẩn mực nếu cần.

Cần quản lý, giám sát công tác DHTT, các biện pháp quản lý DHTT có vai trò then chốt trong việc đảm bảo và nâng cao chất lƣợng DHTT. Thông qua việc thực hiện các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động DHTT, từ đó đề ra các mục tiêu, tiêu chí, xây dựng quy trình DHTT làm chuẩn cho hoạt động này. Các biện pháp quản lý công tác DHTT đƣợc coi là kim chỉ nam, là xƣơng sống của hoạt động DHTT. Nếu đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý thích hợp với các điều kiện cụ thể của nhà trƣờng và theo từng giai đoạn sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng công tác DHTT của nhà trƣờng.

Tiểu kết chương 1

Qua tổng quan về vấn đề nghiên cứu, một số khái niệm: quản lý, quản lý giáo dục, chất lƣợng dạy học, ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục, dạy học trực tuyến,… và tình hình nghiên cứu, triển khai đào tạo từ xa, dạy học trực

tuyến ở trong và ngoài nƣớc, về quản lý nâng cao chất lƣợng dạy học trực tuyến, từ đó tác giả đã rút ra một số kết luận nhƣ sau:

1. Dạy học trực tuyến đã trở thành một xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức và đã tạo ra một cuộc cách mạng về dạy học nhờ việc ứng dụng các phƣơng tiện CNTT&TT. DHTT thay đổi cách tiếp cận và lĩnh hội tri thức so với mô hình học tập truyền thống, hỗ trợ và bổ sung mô hình học tập truyền thống trong việc đáp ứng nhu cầu học tập ngày một to lớn và đa đạng trong thế kỷ 21.

2. Dạy học trực tuyến hiểu theo nghĩa hẹp là một hình thức tổ chức các buổi giảng dạy qua các phƣơng tiện CNTT&TT, mà ở đó có sự tƣơng tác theo thời gian thực giữa thầy và trò. Dạy học trực tuyến hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ quá trình dạy học đƣợc tổ chức thực hiện kết hợp một phần hoặc toàn bộ qua hệ thống các phƣơng tiện CNTT&TT, mà ở đó sự trao đổi, tƣơng tác giữa cơ sở đào tạo và ngƣời học, giữa thầy giáo và học trò có thể theo thời gian thực hoặc không theo thời gian thực thông qua các phƣơng tiện CNTT&TT.

Để triển khai tốt việc ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục, cần hiểu DHTT theo nghĩa rộng.

3. Việc triển khai công tác dạy học trực tuyến có thể đƣợc thực hiện với nhiều hình thức và mức độ khác nhau: phát triển học liệu, cung cấp thông tin đào tạo, tổ chức giảng dạy, kiểm tra đánh giá,.. thông qua các ứng dụng CNTT&TT.

4. Nội dung công tác quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học trực tuyến bao gồm: xây dựng chính sách, lập kế hoạch, tổ chức triển khai và kiểm tra đánh giá kết quả công tác dạy học trực tuyến.

5. Để phát huy tối đa những ƣu điểm, lợi thế của dạy học trực tuyến trong thời đại bùng nổ ứng dụng CNTT&TT và hội nhập giáo dục quốc tế hiện nay thì các biện pháp quản lý việc dạy học trực tuyến trong nhà trƣờng có vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ

NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG

2.1. Đặc điểm về dạy học trực tuyến tại Học viện Công nghệ BCVT

2.1.1. Sơ lược về Học viện Công nghệ BCVT

2.1.1.1. Thông tin chung về Học viện Công nghệ BCVT

Học viện Công nghệ BCVT đƣợc thành lập theo quyết định số 516/QĐ- TTg, ngày 11/7/1997 của Thủ tƣớng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại 4 đơn vị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Trang 27)