Nhận thức của cán bộ, giảng viên về DHTT

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Trang 60 - 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Nhận thức của cán bộ, giảng viên về DHTT

Nhận thức là cơ sở của hành động, nhận thức đúng thì hành động mới đem lại hiệu quả cao, nhƣ mong muốn. Nhận thức có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện mọi hoạt động, đặc biệt đối với một trong những vấn đề mới nhƣ DHTT trong các cơ sở giáo dục đại học hiện nay.

Để đánh giá đúng thực trạng nhận thức về DHTT của cán bộ quản lý, giảng viên (không bao gồm cán bộ của các Viện nghiên cứu và bộ phận phục vụ) của Học viện, tác giả tổng hợp các khảo sát về trình độ chuyên môn và mức độ ứng dụng CNTT&TT của cán bộ, giảng viên trong hoạt động quản lý, giảng dạy thƣờng xuyên và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.1: Thống kê trình độ cán bộ quản lý, giảng viên tại Học viện.

Đối tƣợng Số lƣợng Sau đại học Đại học Khác Ghi chú

Giảng viên 433 293 (68%) 140 (32%) CB quản lý,

chuyên viên 174 58 (33%) 89 (51%) 27 (16%) Cộng : 607 351 (58%) 229 (38%) 27 (4%)

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, 2009)

Nhƣ vậy xét chung, mặt bằng trình độ đại học trở lên của cán bộ, giảng viên Học viện là 96%, rất thuận lợi cho việc triển khai, nâng cao nhận thức về DHTT trong công tác giảng dạy và quản lý tại Học viện.

Kết quả thống kê về mức độ sử dụng, ứng dụng CNTT&TT cũng cho thấy mặt bằng trình độ, mức độ sử dụng CNTT&TT trong công tác giảng dạy, tác nghiệp hàng ngày của cán bộ quản lý, giảng viên tại Học viện là rất cao.

Bảng 2.2: Thống kê trình độ tin học và mức độ ứng dụng CNTT&TT trong công tác

Tổng số Các mức độ sử dụng Số lƣợng Tỉ lệ Ghi chú

607

Chuyên nghiệp, chuyên sâu và sử dụng hàng ngày cho công việc (>4 giờ/ngày)

121 19 %

(có trình độ Kỹ sƣ CNTT

trở lên) Thành thạo, sử dụng hàng

ngày cho công việc (2-4 giờ/ngày)

279 46 %

Biết tƣơng đối, sử dụng cho công việc hàng ngày ít ( <2 giờ/ngày)

158 27%

Biết ít, ít khi sử dụng cho công việc hàng ngày (<2 giờ/tuần)

49 8 %

Chƣa biết, không sử dụng gì

cho công việc hàng ngày 0 0 %

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ và Báo cáo tự đánh giá Học viện (tiêu chuẩn 5), 2009)

Qua các bảng thống kê có thể thấy rõ là mặt bằng trình độ chuyên môn, trình độ tin học và mức độ ứng dụng CNTT&TT của cán bộ, giảng viên của Học viện là tƣơng đối cao, đây thực sự là nhân tố nòng cốt cho việc ứng dụng CNTT&TT vào công tác đào tạo và triển khai DHTT tại Học viện. Trên thực tế, số lƣợng cán bộ quản lý, giảng viên trẻ, mới ra trƣờng là khá lớn, nhiều cán bộ, giảng viên không đƣợc đào tạo về tin học nhƣng đã tự học tập bồi dƣỡng nâng cao trình độ tin học nên mức độ ứng dụng CNTT&TT hàng ngày tại Học viện là rất cao.

Qua thực tiễn công tác và các nguồn tài liệu báo cáo tổng kết, đánh giá hằng năm của Học viện, tác giả nhận định đa số cán bộ, giảng viên đều có nhận thức đúng về vai trò của CNTT&TT đối với việc đổi mới phƣơng pháp dạy học và hoạt động DHTT nói riêng, nhờ vào mặt bằng trình độ chuyên môn, mức độ ứng dụng CNTT&TT trong công việc và đặc biệt là qua quá trình trên 10 năm phát triển ĐTTX và các hình thức DHTT bằng các công nghệ khác nhau.

Học viện cũng đã có hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học các cấp liên quan tới ĐHTT, phát triển bài giảng điện tử, tổ chức quản lý đào tạo, dạy học trực tuyến,.. Hằng năm, Học viện đều có các bài viết, báo cáo của cán bộ, giảng

viên tham gia các hội thảo, kỷ yếu hội nghị khoa học trong và ngoài Học viện về các chủ đề có liên quan.

Tuy nhiên, qua việc quan sát, tổ chức chỉ đạo chuyên môn và tiếp xúc với đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên của Học viện, tác giả nhận thấy một điểm tồn tại lớn cần khắc phục về nhận thức đối với DHTT là : đa số cán bộ quản lý, giảng viên khi nói đến DHTT vẫn đồng nhất tới các buổi giảng dạy tương tác giữa giảng viên và sinh viên qua các phương tiện CNTT&TT là việc của Trung tâm đào tạo đại học từ xa, DHTT chỉ áp dụng cho hệ đại học từ xa, mà chưa coi DHTT là cả một quá trình tổ chức đào tạo của nhà trường có thể áp dụng đối với tất cả các hệ đào tạo.

Lý do là Học viện chỉ có triển khai tổ chức, triển khai về DHTT đối với các lớp đào tạo, bồi dƣỡng hệ từ xa, chỉ có ở các cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên đã trực tiếp tham gia các buổi giảng trực tuyến. Còn lại đa số chƣa từng tham gia các buổi giảng trực tuyến, có những kiến thức chƣa rõ ràng và hệ thống về DHTT đã tới cách hiểu và vận dụng, triển khai là rất khác nhau.

Học viện cũng chƣa hình thành và phổ biến rộng rãi các tài liệu, tổng kết thực tiễn để hình thành cơ sở lý luận về DHTT trong điều kiện cụ thể đào tạo của Học viện. Đó là những trở ngại lớn cho việc lập kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo triển khai DHTT tại Học viện trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)