Quá trình phát triển hoạt động DHTT tại Học viện

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Trang 39 - 43)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.3.Quá trình phát triển hoạt động DHTT tại Học viện

Tới nay, một giải pháp tổng thể về DHTT đã đƣợc Học viện triển khai trong nhiều năm qua đó là sử dụng DHTT bằng phƣơng pháp kết hợp các hình

thức, công nghệ ĐTTX khác nhau, hay gọi là DHTT kết hợp. Quá trình hình thành và phát triển DHTT tại Học viện đã trải qua một giai đoạn khá dài.

2.1.3.1. ĐTTX qua băng hình dạy học

Bắt đầu từ năm 1995, Tổng Cục Bƣu điện (tiền thân của Bộ Thông tin – Truyền thông hiện nay) đã đƣa ra Đề cương dự án thí điểm ĐTTX trong ngành Bưu điện [34]. Để cụ thể hoá dự án thí điểm này, cũng trong năm 1995, Học viện Công nghệ Bƣu chính viễn thông (trƣớc đây là Trung tâm đào tạo Bƣu chính viễn thông 1) đã xây dựng dự án ĐTTX của mình. Phƣơng thức ĐTTX mà Học viện lựa chọn và đã đƣợc sử dụng cho ĐTTX là: Gửi tài liệu bài giảng, băng hình dạy học tới cho học viên kết hợp với việc truyền các chƣơng trình giảng dạy trực tiếp qua mạng viễn thông để tổ chức các khoá đào tạo.

Kết quả sau 5 năm (1995-1999), Đào tạo từ xa bằng băng hình và tài liệu kết hợp với giải đáp thắc mắc qua các phƣơng tiện viễn thông (chủ yếu là điện thoại đấu qua tăng âm, một số nơi sử dụng điện thoại thấy hình (Videophone), Học viện đã thu đƣợc một số kết quả cụ thể:

- Xây dựng đƣợc 10 chƣơng trình ĐTTX bằng băng hình và tài liệu. - Mở đƣợc trên 30 lớp với gần 1.000 học viên theo học.

Sau năm 1999, với việc mở ra nhiều loại hình ĐTTX khác có hiệu quả hơn, Học viện đã chủ trƣơng không phát triển loại hình ĐTTX này.

2.1.3.2. ĐTTX qua cầu truyền hình

Bắt đầu từ cầu truyền hình Hà Nội - Nam Định, ngày 29/10/1995 với nội dung về vấn đề " Đào tạo từ xa" Học viện Công nghệ BCVT đã bắt đầu từng bƣớc triển khai, thí điểm các hoạt động ĐTTX tƣơng tác qua cầu truyền hình

Phƣơng thức ĐTTX này cho phép cập nhật và cung cấp các chƣơng trình đào tạo một cách nhanh nhất kèm theo hình thức hỏi đáp và trao đổi trực tuyến ngay trong các giờ học. Vấn đề khó khăn là giá thành và chi phí cho thiết bị và đƣờng truyền, không phải bất kỳ đâu, bất kỳ nơi nào và bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào các khoá đào tạo. Cho tới nay phƣơng thức ĐTTX qua cầu truyền hình cũng không đƣợc tiếp tục phát triển.

2.1.3.3. ĐTTX qua máy tính

Học viện bắt đầu đƣợc nghiên cứu triển khai từ năm 1996-1997, từ các chƣơng trình đào tạo nhờ máy tính sử dụng bộ phần mềm Toolbook 1.0, một số

bài giảng đã đƣợc nghiên cứu xây dựng trong môi trƣờng công cụ này, tuy nhiên nó không đƣợc phát triển thành một sản phẩm đầy đủ vì khả năng giao diện và ngôn ngữ tiếng Việt bị hạn chế.

Một số bài giảng độc lập khác do giáo viên soạn thảo nhƣ ”kỹ thuật chuyển mạch” và ”thông tin quang” theo công nghệ CBT-WBT sử dụng phần mềm công cụ Macromedia Authorware cũng đã đƣợc hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả trong công tác giảng dạy tại Học viện.

Bắt đầu từ năm 2005 và tới nay, Học viện đã phát triển đƣợc 40 bài giảng điện tử Multimedia đóng gói trên đĩa CD-ROM, sử dụng các công nghệ trình diễn khác nhau, trong đó đa phần là sử dụng hình ảnh động Flash cho các môn học thuộc chƣơng trình đào tạo đại học từ xa và một số khóa đào tạo bồi dƣỡng về CNTT&TT cho Bộ Thông tin & Truyền thông.

2.1.3.4. ĐTTX bằng Web/Internet

Học viện bắt đầu triển khai thí điểm đào tạo bằng công nghệ Web/Internet từ năm 1999. Tuy nhiên suốt trong giai đoạn 1999-2005 các nội dung cung cấp trên Web chỉ mang tính bổ trợ cho hoạt động đào tạo tại Học viện (nhƣ cung cấp đề cƣơng chƣơng trình, File bài giảng, thông báo kết quả thi kiểm tra).

Giai đoạn 2005-2008, Học viện đã chính thức cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến hỗ trợ cho việc đào tạo từ xa cấp bằng đại học tại trang web: www.e-ptit.edu.vn. Trang Web này cung cấp các dịch vụ sau: học trực tuyến bằng hệ phần mềm LMS Atutor, diễn đàn sinh viên, thƣ điện tử, lớp học trực tuyến qua Textchat.

Tháng 6/2009, Học viện chính thức hóa việc giao các Bộ môn, cán bộ giảng dạy chịu trách nhiệm quản lý diễn đàn môn học trên Website (www.e- ptit.edu.vn) nhƣ là một dạng thƣ viện môn học, là môi trƣờng học tập, kênh thông tin điện tử của Học viện để trợ giúp, hỗ trợ việc giảng dạy, học tập và trao đổi thông tin liên quan tới môn học dành cho học viên, sinh viên các lớp, các hệ đào tạo nhằm góp phần đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, học tập và nâng cao chất lƣợng đào tạo của Học viện.

Hiện nay ngoài trang: www.e-ptit.edu.vn, hiện Học viện có 6 Website khác đang hoạt động: www.ptit.edu.vn; www.svptit.org, www.ptithcm.edu.vn; www.pttc1.edu.vn, www.evnpt.com.vn và www.cdit.com.vn. Trong đó thì 2 Website hiện đi đầu trong Học viện có liên quan tới công tác dạy học trực tuyến là trang: www.e-ptit.edu.vn và www.svptit.org.

2.1.3.5. ĐTTX qua hội nghị truyền hình (HNTH)[2] a) ĐTTX qua hội nghị truyền hình trước năm 2001

Giai đoạn 1998-2001 các hoạt động nghiên cứu, hợp tác về đào tạo qua mạng viễn thông số đa dịch vụ (ISDN) mới đƣợc triển khai thử nghiệm. Trong giai đoạn này bao gồm các hoạt động tóm tắt nhƣ sau :

- Dự án đào tạo và nghiên cứu từ xa thử nghiệm quốc tế Hà Nội- Tokyo trong chƣơng trình hợp tác giáo dục toàn cầu giữa Đại học Waseda (Tokyo- Japan) và Học viện Công nghệ BCVT (10/1998- 2/2002) [25].

Dự án này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển ĐTTX tại Học viện. Ngoài ý nghĩa góp phần phát triển nguồn nhân lực của Việt nam trong lĩnh vực CNTT&TT. Dự án mang lại những kinh nghiệm to lớn trong việc sử dụng các ứng dụng của mạng CNTT&TT cho ĐTTX, kinh nghiệm trong việc trao đổi công nghệ trong các lĩnh vực đặc biệt là sự hợp tác quốc tế thiết thực cho phát triển nghiên cứu- giáo dục.

Tính năm 2002 (năm dự án kết thúc), dự án đã tổ chức đƣợc trên 60 buổi học trực tiếp có giảng viên từ Nhật Bản hƣớng dẫn và giảng dạy với 20 chuyên đề nghiên cứu và 03 môn học trong chƣơng trình cao học ngành điện tử viễn thông của Học viện.

- 2 lớp học qua HNTH (Hà Nội, Hải Phòng) trong khuôn khổ đề tài NCKH : ”Nghiên cứu triển khai thử nghiệm ĐTTX đa điểm trong nước ứng dụng HNTH ” đã đƣợc tổ chức thành công trong năm 2000 và 2001.

b) ĐTTX qua HNTH giai đoạn 2001-2003

Trong giai đoạn này, Học viện tiến hành xây dựng hệ thống ĐTTX trên phạm vi toàn quốc, sử dụng các hình thức: Hội nghị truyền hình ISDN-IP, WEB, VOD và CD-ROM Multimedia trên cơ sở CNTT&TT. Kết quả thu đƣợc trong giai đoạn này bao gồm:

- Xây dựng 16 phòng học trực tuyến sử dụng công nghệ HNTH qua ISDN - Xây dựng 02 phòng giảng tại 2 cơ sở đào tạo Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thuộc Học viện.

- Tổ chức đƣợc 46 khóa học qua mạng HNTH trực tuyến với hơn 12.000 lƣợt ngƣời tham dự. Đây là một con số kỷ lục so với tất cả các loại hình ĐTTX từ trƣớc đến nay.

2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c) ĐTTX qua HNTH giai đoạn 2003-2006

Các hoạt động trong giai đoạn này bao gồm :

- Xây dựng 48 phòng học trực tuyến (đạt độ phủ 64 tỉnh/thành) sử dụng công nghệ truyền hình IP và kết nối với 4 trƣờng Trung học BCVT.

- Đầu tƣ xây dựng hệ thống đào tạo từ xa bằng công nghệ Web và phát triển E-learning qua Internet.

- Tổ chức đƣợc 38 khóa học với hơn 10.000 lƣợt ngƣời tham dự học tập. Có thể nói hoạt động ĐTTX của Học viện dựa trên nền công nghệ đã đƣợc thực hiện một cách khá bài bản, đa dạng và phù hợp với xu thế phát triển chung, dựa trên sự kết hợp của ba công nghệ (là những công nghệ có tính bổ trợ cho nhau rất tốt): HNTH trực tuyến; Các bài giảng dựa trên công nghệ Web/Internet và sản xuất các chƣơng trình đào tạo làm sẵn theo nền công nghệ Web/CBT [28].

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Trang 39 - 43)